Nếp nhà

5 nguyên nhân gây mâu thuẫn về tiền bạc trong hôn nhân

Thứ ba, 28/12/2021, 15:18 PM

Mâu thuẫn về tiền bạc luôn là một vấn đề thường trực trong cuộc sống hôn nhân. Các cặp vợ chồng cần hiểu và sẻ chia với nhau để ngăn chặn những nguy cơ gây tổn hại đến hạnh phúc gia đình.

Các quyết định tài chính khác nhau

Các cặp đôi gặp khó khăn về tài chính thường không có chung tầm nhìn tổng thể. Họ có những ưu tiên khác nhau về những gì quan trọng, chi tiêu khôn ngoan hoặc những ý tưởng khác nhau về cách tiêu tiền. Điều này có thể tạo ra mâu thuẫn ngay từ đầu và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Ví dụ một người muốn đi nghỉ xa hoa, trong khi người kia muốn tiết kiệm để mua nhà. Theo thời gian, người này khó chịu người kia, cho rằng họ đã keo kiệt hoặc tiêu quá nhiều.

Các cặp vợ chồng cần phải ngồi lại với nhau và vạch ra tầm nhìn tài chính của từng người để thảo luận. Nếu gia đình bạn đã làm điều đó, hãy làm lại thường xuyên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không xây dựng mục tiêu tài chính

Vợ chồng bạn thiết lập kế hoạch tài chính, cam kết và sẵn sàng thực hiện, nhưng sau đó không có hành động nào. Không thể biến kế hoạch thành hành động, các cặp vợ chồng lại trở về với thói quen cũ, dễ dẫn đến tranh cãi tiền bạc.

Hai người nên đặt mục tiêu cụ thể và ngày hoàn thành các mục tiêu đó. Đừng chỉ nói: "Chúng ta sẽ tiết kiệm nhiều hơn", hãy nói: "Anh muốn chúng ta tiết kiệm được X triệu đồng vào ngày này" và sau đó cam kết tiết kiệm khoản tiền đó.

Một trong hai chi tiêu quá mức

Vấn đề này bắt nguồn từ việc thiếu thông tin kết nối tài chính. Một trong hai có thể không biết số tiền đang được chi tiêu hoặc thậm chí số tiền thực sự cần để duy trì hoạt động gia đình. Họ chỉ tiêu theo nhu cầu, thậm chí vượt quá mức.

Bạn và bạn đời cần ngồi xuống và lập kế hoạch chi tiêu, xem xét tất cả các khoản. Bạn cũng cần tạo ranh giới trong chi tiêu để bạn đời không chi tiêu quá mức, nhưng không cảm thấy bị coi thường.

Niềm tin cổ hủ về tiền bạc

Vẫn còn nhiều người giữ quan điểm lạc hậu về tiền bạc và nó đang có tác động lâu dài đến cách họ xử lý tài chính. Ví dụ, có quan niệm "đàn ông lo kinh tế", điều này khiến nhiều phụ nữ không được chuẩn bị kỹ năng, kiến thức cho các vấn đề tài chính khi trưởng thành.

Tương tự như vậy, nhiều cặp đôi không nói về tiền bạc khi họ đang hẹn hò vì nó không được coi là một chủ đề “vui vẻ” hay “lãng mạn”. Điều này dẫn đến việc họ hoàn toàn không chuẩn bị trước khi đến lúc phải quản lý tiền bạc cùng nhau.

Thử bài tập "Câu chuyện tiền bạc", trong đó, bạn và bạn đời nhìn lại quan niệm về tiền bạc và cảm giác đã có trong những trải nghiệm tài chính ngày trẻ. Hãy thử nhìn lại những niềm tin được truyền lại trong gia đình, xem cách nó ảnh hưởng đến bạn thế nào..

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một người phải giải quyết tất cả các vấn đề tài chính

Trong một số cuộc hôn nhân, một bên vợ hoặc chồng có thể không giỏi về tài chính hoặc họ có thể không cảm thấy mình có đủ tự tin để đối mặt với những thách thức về tài chính.

Theo thời gian, điều đó dẫn đến việc đối tác còn lại phải gánh vác tất cả sức nặng và đưa ra các quyết định. Điều này có thể gây căng thẳng thêm trong hôn nhân và thậm chí dẫn đến oán giận vì một bên vợ hoặc chồng cảm thấy như họ đang gánh vác nhiều hơn phần của họ.

Giao tiếp là chìa khóa. Đừng ngại lên tiếng và nói lên những lo lắng của bạn về tiền bạc hoặc việc bạn không thể giải quyết được. Nếu bạn cần, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu tài chính.

T. Linh (Theo Fatherly)

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.