50 năm hồi ức mang tên “địa ngục trần gian”
(NSMT) - 50 năm trôi qua, mọi thứ đã đổi thay nhưng Trại giam Phú Quốc mãi là dấu tích bi tráng của gần 40.000 chiến sĩ cộng sản yêu nước Việt Nam. Những hình thức tra tấn dã man, những hiện vật chiến tranh còn sót lại, những chứng tích nơi Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc) ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang vẫn còn đó như một quyển sách “sống” mang tên “địa ngục trần gian”.
Nằm trên địa bàn thị trấn An Thới, Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc được xây dựng trên diện tích 400ha, với gần 500 ngôi nhà, chia thành 12 khu (mỗi khu có 2 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 4 phân khu gọi tên theo thứ tự A, B, C, D). Mỗi khu trại có thể chứa khoảng 3.000 tù nhân. Xung quanh mỗi phân khu là 4 vọng gác canh giữ 24/24 và 10 vọng gác lưu động. Trại được bao bọc bởi gần 10 lớp kẽm gai chằng chịt.
Với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, các tù binh đã đấu tranh với chúng bằng nhiều hình thức, phân hóa hàng ngũ địch, diệt ác ôn,… Đã có rất nhiều cuộc vượt ngục bằng cách đào hầm được những người tù thực hiện chỉ với những dụng cụ hằng ngày như ca cà mèn, thìa, cọc sắt,… Trong đó phải kể đến cuộc vượt ngục sau 6 tháng ròng rã đào, hình thành đường hầm dài 120m, rộng 60cm, đưa 21 chiến sĩ Cách mạng thoát ngục vào sáng 21-1-1969.
Nơi đây đã nhuộm thắm máu của hơn 4.000 chiến sĩ Cách mạng ngã xuống và hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ cộng sản đã vượt qua cái chết, tiếp tục chiến đấu đến ngày chiến thắng 30-4-1975.
Dưới đây là những hình ảnh minh họa cho quá khứ oanh liệt của Cách Mạng, của những người chiến sĩ cộng sản anh dũng tại Trại giam Phú Quốc:


Trại giam Phú Quốc đã ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược.


Đến cổng Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc ngay từ xa, nhiều người không khỏi rùng mình khi chứng kiến gần chục lớp hàng rào dây thép gai sắc nhọn, đâu đó là những phiên bản lính canh giống như người thật đang cầm súng canh gác, lạnh lùng.


Rất nhiều hình thức tra tấn dã man mà chúng áp dụng đối với tù binh cộng sản. “Địa ngục trần gian” này khiến cho gần 4 .000 chiến sĩ cách mạng hy sinh.

Chúng tàn ác đến mức dùng thanh gỗ đóng vào để bật hàm răng các tù binh cách mạng yêu nước.

Đáng sợ hơn chúng tống tù nhân vào thùng đầy nước, một tên ấn đầu xuống, một tên dùng vồ đập mạnh khiến các chiến sĩ bị sặc nước và vỡ tai đau đớn.

Đóng đinh dài hơn 10cm vào đầu gối và vai là một trong những hình thức tra tấn của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược.



Chúng áp dụng đủ mọi hình thức tàn độc đối với các tù binh. Từ hành động cho các chiến sĩ cách mạng vào bao tải để trên chảo đun than, rắc bột ớt vào các vết thương...


Tại nhà tù, bọn chúng lập nên nhiều chuồng cọp để nhốt các tù binh ngoài trời.

Giữa năm 1968, phong trào đấu tranh của tù binh lên cao, Mỹ - Nguỵ cho xây dựng các biệt giam 2,4,5,6, trong đó biệt giam B2 khủng khiếp và tàn ác nhất.

Đã có rất nhiều cuộc vượt ngục, trong đó phải kể đến cuộc vượt ngục sau 6 tháng ròng rã đào, hình thành đường hầm dài 120m, rộng 60cm, đưa 21 chiến sĩ cách mạng thoát ngục vào sáng 21-1-1969.

50 năm đã trôi qua, thế hệ hôm nay và mai sau không bao giờ quên công lao của những người đi trước. Riêng Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam-Phú Quốc là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ.
Dựng nhà bằng trái tim: Nhóm Minh Phước lan tỏa yêu thương đến từng gia đình nghèo
Không phải kỹ sư hay doanh nhân nhưng Trần Huỳnh Quang Triều vẫn trở thành “người kiến tạo mái ấm” cho hàng trăm gia đình nghèo miền Tây, khi cùng nhóm thiện nguyện Minh Phước xây hơn 100 mái ấm nghĩa tình, trao hy vọng giữa gian khó.
Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong giờ chào cờ tại một trường học
Sáng ngày 28/4/2025, trường THPT Hoàng Diệu, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ chào cờ đầu tuần như thường lệ nhưng gây ấn tượng vô cùng với sự xuất hiện của hàng ngàn lá cờ Tổ quốc được các em học sinh cầm trong tay tung bay phấp phới.
Tỉnh Kiên Giang viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng ngày 25/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động 01/5/2025, để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.
Ngày 30 tháng 4 trong ký ức của nữ du kích Ngã Năm
Anh hùng Lưu Nguyệt Hồng sinh năm 1950 là con thứ ba trong gia đình, quê ở xã Vĩnh Quới, huyện Thạnh Trị (nay là thị xã Ngã Năm), tỉnh Sóc Trăng. Tròn 15 tuổi, bà xung phong vào du kích, được phân công làm y tá Đội Biệt động thị trấn Ngã Năm.
Cần Thơ: Khai mạc triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng”
(NSMT) - Ngày 24/4, tại Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng”. Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 24/4 đến hết tháng 5 năm 2025.
Phường Thới Bình: Họp mặt tri ân Hội viên Cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(NSMT) - Chiều 23/4, Hội Cựu chiến binh phường Thới Bình tổ chức Họp mặt tri ân Hội viên Cựu chiến binh tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tấm gương bất khuất của nữ Anh hùng Hồ Thị Kỷ – Biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước
(NSMT) - Năm 2025 – trong không khí hào hùng của cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhân dân Cà Mau và cả nước không thể không nhắc tới người con ưu tú, nữ Anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Kỷ – một tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.