An Giang: Hàng ngàn người trang nghiêm dự nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ Núi Sam
(NSMT) - Rạng sáng 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch), tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã long trọng diễn ra lễ tắm Bà (còn gọi là lễ mộc dục) theo nghi thức truyền thống. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từ sáng sớm ban tổ chức đã tiến hành nấu nước để tắm Bà, nước lọc tinh khiết được đun sôi bằng nồi đồng, sau đó thả hoa vào để nấu tạo hương thơm, có 9 loại hoa được thả vào nấu gồm Huệ trắng, Huệ đỏ, Cúc vàng, Đồng tiền, Phượng, Điệp, Hồng, Lài, Sen. Trước khi tiến hành tắm Bà, nghi thức dâng lễ vật của các đoàn đã đăng ký trước được diễn ra trật tự, trang nghiêm.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, sở ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang cùng tham dự, dâng hương, dâng trà cho Thánh Mẫu.


Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam và các thành viên phụ trách nghi lễ tiến hành dâng hương, xin phép trước khi tắm Bà.

Tổ tắm Bà tiến hành dâng hương, xin phép trước khi tắm Bà.

Trước khi tiến hành tắm Bà, nghi thức dâng lễ vật của các đoàn đã đăng ký trước được diễn ra trật tự, trang nghiêm.


Đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương có mặt từ sớm chờ đến giờ tiến hành nghi thức tắm Bà.
Đúng 23 giờ, ngày 20/5 (nhằm ngày 23/4 âm lịch), lãnh đạo tỉnh An Giang, TP. Châu Đốc và các cơ quan, ban, ngành, Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam, ban lễ, tổ tắm Bà, các bô lão… tiến hành nghi thức nguyện hương, dâng trà, rượu. Đúng 0 giờ, ngày 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch), bức màn nhung đỏ được kéo ngang bệ thờ, che kín khu vực đặt tượng.

Bà Nguyễn Thị Ánh Vương - Đội trưởng Đội thờ tự, Tổ trưởng Tổ tắm Bà cẩn thận đem nhiều vật dụng quý giá của khách dâng cúng Bà.

Mão đẹp sẵn sàng để đội lên tượng Bà.

Sợi chuỗi 162 lượng vàng được thiết kế 3 lớp, do một công ty vàng bạc đá quý ở TP. Hồ Chí Minh chế tác năm 2014.

4 chén vàng, 4 đôi đũa vàng, tổng trọng lượng hơn 180 chỉ vàng 9999.

999 đồng xu vàng, khắc chữ “Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc - An Giang”, “Chúa Xứ Thánh Mẫu”.



Đúng 0 giờ, ngày 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch), bức màn nhung đỏ được kéo ngang bệ thờ, che kín khu vực đặt tượng.




Gần 1h ngày 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch) bức màn được mở ra sau khi tiến hành xong lễ tắm Bà.

Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam sau khi tiến hành lễ tắm Bà.

Khách thập phương trang nghiêm khấn nguyện khoảnh khắc tiến hành lễ tắm Bà.

Đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương vào dâng hương Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu sau khi tiến hành xong lễ tắm Bà.
Tổ tắm Bà gồm chín người phụ nữ sẽ dùng khăn mới của Ban tế lễ và khăn của khách thập phương dâng cúng được thấm nước nấu bằng chín loại hoa thơm tinh khiết, vắt khô rồi lau lên cốt tượng. Sau đó là khoác lên cốt tượng bộ áo và mão mới, trang sức đẹp, quý giá. Hoàn thành nghi thức tắm Bà xong thì tấm màn nhung đỏ được kéo ra và lúc này mọi người vào lễ Bà trong không khí trang nghiêm, phấn khởi khi được diện kiến Bà vào thời khắc này và gửi gắm niềm tin, ước nguyện của mình đến Thánh Mẫu.
Lễ Tắm Bà không chỉ là nghi thức tắm rửa, thay y áo mới cho tượng Bà mà còn là dịp để người dân thể hiện lòng thành với vị thần, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo bình an. Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng và trang nghiêm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa – tâm linh độc đáo của người dân Nam Bộ.

Trước đó, hơn 100 người dân đến từ các đoàn công quả đã có mặt tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam làm công tác chuẩn bị nấu nước tắm Bà.

Ban tổ chức đã tiến hành nấu nước để tắm Bà có 9 loại hoa được thả vào nấu gồm Huệ trắng, Huệ đỏ, Cúc vàng, Đồng tiền, Phượng, Điệp, Hồng, Lài, Sen.

Trong trang phục chỉnh tề được Ban Quản trị lăng miếu núi Sam chuẩn bị, mọi người bắt đầu phân công các công việc như rửa hoa, tách cánh hoa, nhóm lửa,...

Hoa tươi được rửa kỹ nhiều lần trước khi tách cánh và cho vào nồi nấu.

Nồi sử dụng để nấu nước tắm tượng Bà là nồi đồng, được cất riêng và lau kỹ trước khi sử dụng, sức chứa hơn 100 lít nước.

Nước nấu để tắm Bà là nước lọc tinh khiết.

Bà Nguyễn Thị Ánh Vương - Đội trưởng Đội thờ tự, Tổ trưởng Tổ tắm Bà cẩn thận thả hoa vào nồi nấu.

Hoa tươi sau khi tách cánh sẽ được cho vào nồi, mỗi nồi vừa đủ 9 loại hoa.

Cẩn thận lược hoa để lấy nước.

Sau khoảng 12 giờ đun liên tục, nước nấu tắm tượng Bà đã hoàn tất.





Bà Nguyễn Thị Ánh Vương - Đội trưởng Đội thờ tự, Tổ trưởng Tổ tắm Bà cho biết: "Có cơ duyên được phụng sự nơi Miếu Bà có thờ Chúa Xứ Thánh Mẫu một vùng. Do đó, khi được làm công tác Tổ trưởng tổ tắm Bà bản thân rất hạnh phúc và cảm nhận được niềm vinh dự đó. Bên cạnh đó, thấy được trách nhiệm bản thân luôn cố gắng thực hiện các thau tác khi thực hiện nghi thức tắm Bà điều làm chú tâm. Khi tay chạm vào tượng Bà, lòng gửi gắm tâm tư, mong được che chở, phù hộ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Mọi động tác đều phải nhẹ nhàng, cẩn thận, không chỉ là việc “tắm” tượng mà là cách thể hiện lòng tôn kính với đấng linh thiêng."
"Khi chứng kiến nghi lễ tắm tượng Bà, một nghi lễ linh thiêng, được tổ chức với sự cẩn thận, trang nghiêm và tôn kính bản thân cảm thấy trào dâng niềm thành kính. Bản thân cảm thấy đây là lúc gần gũi nhất với Bà, cầu mong bình an, may mắn và sức khỏe cho gia đình. Khi tận mắt chứng kiến một nghi lễ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cảm thấy tự hào vì truyền thống tốt đẹp của quê hương vẫn còn được gìn giữ và phát huy. Đây là dịp để người dân từ khắp nơi cùng hội tụ, cùng hướng về một niềm tin tâm linh chung. Cảm giác được hòa mình vào dòng người thành tâm, cùng nhau cầu nguyện, làm tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó và sẻ chia." Ông Nguyễn Trọng Tiến, 62 tuổi, tỉnh An Giang chia sẻ.
Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân vùng sông nước Nam Bộ, thu hút đông đảo du khách hành hương, chiêm bái và tham dự. Thông qua các hoạt động tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, TP. Châu Đốc mong muốn quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước, quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, con người Châu Đốc. Qua đó, thu hút đầu tư, khách tham quan đến với thành phố, góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Lễ hội còn mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Lễ hội dần trở thành hoạt động văn hóa du lịch, tôn vinh di sản, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người An Giang đến người dân, du khách trong và ngoài nước.
Ra mắt Hội họ Lê và Hội Doanh nghiệp - Doanh Nhân họ Lê thành phố Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/5, tại Cần Thơ đã diễn ra Lễ ra mắt Hội doanh nghiệp, doanh nhân họ Lê TP. Cần Thơ. Đến tham dự có ông Lê Nam Giới - Nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ; Ông Dương Tấn Hiển - Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPCT; Ông Lê Quang Thắng - Chủ tịch Tổng Hội họ Lê Việt Nam.
Press Cup 2025: Lần đầu giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan
Trải qua 8 mùa giải thành công, Press Cup 2025 đánh dấu bước ngoặt mới khi lần đầu tiên mở rộng giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan, khẳng định uy tín và tầm vóc ngày càng lớn của sân chơi dành cho những người làm báo.
An Giang: Hàng ngàn người đội mưa tham gia Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
(NSMT) - Chiều 19/5 (nhằm 22/4 âm lịch), tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ban tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội.
Tuổi trẻ Cần Thơ phấn đấu học tập và làm theo gương Bác Hồ
(NSMT) – Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), trong nhiều ngày qua Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn có các đoàn, trong đó có các đoàn là học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ, đến tham quan, dâng hương và tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người miền Tây vẽ chân dung Bác Hồ mang đậm bản sắc quê hương
(NSMT) - Với các chất liệu khác nhau vừa quen thuộc vừa là đặc trưng tiêu biểu của vùng đất Nam bộ như lá thốt nốt, lá chuối, mo cau, vỏ tràm, lá sen… được bàn tay của các nghệ nhân tài ba bằng sự đam mê và sáng tạo của mình đã thổi vào đó thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tấm lòng của những người con mảnh đất Nam Bộ đối với Bác Hồ kính yêu.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ yên Ðình Bình Thủy
(NSMT) – Ngày 9/5, Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ tổ chức khai mạc Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy năm 2025. Lễ hội diễn ra từ ngày 8 - 12/5 (nhằm ngày 11 - 15 tháng 4 Âm lịch).