Nếp nhà

Ba là "đôi chân" cho con

Chủ nhật, 07/07/2024, 13:51 PM

Đâu đâu cũng thấp thoáng hình ảnh tảo tận, tận tụy của ba. Đôi tay rắn chắc ấy theo thời gian dẫu ít nhiều giảm lực, yếu đi nhưng mỗi lần ẵm con trên tay là ba như dùng hết sinh mệnh của mình.

Đó là những tâm sự của chị Huỳnh Thanh Thảo, sinh năm 1986 trong bài dự thi cuộc thi viết “Cha và con gái” gửi về tạp chí Gia đình Việt Nam. Những dòng thủ thỉ chan chứa niềm yêu thương, biết ơn của chị dành cho ba khiến ai nghe cũng cảm động.

Chị Thảo là một trong những tác giả đặc biệt nhất trong cuộc thi. Chị chỉ cao 65cm, mắc căn bệnh xương thủy tinh, hình dáng không được như những người bình thường khác. Tuy căn bệnh khiến cuộc sống của chị gặp muôn vàn khó khăn nhưng bên cạnh chị luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, đặc biệt là ba mình.

Chị Huỳnh Thanh Thảo và ba mình

Chị Huỳnh Thanh Thảo và ba mình

Với chị, ba như một người vệ sỹ phi thường luôn bảo vệ cô con gái út bé bỏng mỗi khi bồng bế con gái đi chỗ này, chỗ nọ, bất kể đâu, đôi cánh tay của ba luôn thay “đôi chân” cho chị.

“Ba “phi thường” vì ba đã kiên trì cùng mẹ mặc kệ lời thiên hạ mà nhất tâm nuôi dưỡng tôi, chăm sóc và yêu thương tôi” – chị Thảo chia sẻ.

Theo lời chị Thảo, từ xưa, tiếng đời cứ thổi vào tai gia đình chị những lời nói khó nghe nhưng ba chị đã chọn cách nuốt ngược vào trong và lơ đi tất thảy, cố gắng vun bồi cho tổ ấm mà mình đã lựa chọn.

“Một năm sau ngày cưới, chị Hai con chào đời trong niềm hân hoan của bà con làng xóm, nội ngoại hai bên. Bởi lẽ, quan niệm “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” đã ăn sâu tiềm thức của người xưa. Và, chính sự hà khắc của những quan niệm cổ xưa mà đứa trẻ thứ hai, là con, chào đời sau đó ba năm, lại là nguồn cơn cho những lời dè bỉu, khinh khi được dịp bùng lên ngồn ngộn hơn. Bởi lẽ, vốn dĩ ở lần sinh thứ hai này, ai cũng kì vọng vào một đứa con trai kháu khỉnh.

Ấy vậy mà, con chẳng những là con gái mà lại là đứa con gái chào đời với đôi chân gọng kiềng, cong queo và dần biến dạng theo thời gian” – chị viết.

ffbd4ec887d625887cc7-1738

Ba chị Thảo đáp lại thế gian bằng những tiếng thở dài thinh lặng. Không tức giận, không buông xuôi trước những lời cay độc dù trong lòng vô cùng đau đớn. Điều khiến ông có thể tiếp tục đối mặt với cuộc sống và kiên trì vượt qua khó khăn chính là tình yêu dành cho con gái.

 Với một đứa trẻ có thể trạng chứng bệnh xương giòn, dễ gãy chỉ cần một va chạm nhẹ nên chuyện vào ra bệnh viện là chuyện... rất đỗi bình thường đến mức bệnh viện dần trở thành nhà, là nơi mà ba mẹ chị khấn cầu cho đứa con gái út èo uột được mạnh lành. Chị Thảo nhớ nhất chắc có lẽ là thời điểm gặp tai nạn giao thông khủng khiếp vào tháng 12 năm 2016.

Trước đó, vì muốn khẳng định giá trị "tàn mà không phế" nên chị đã xin ba mẹ "rời nhà lên phố" để ở trọ. Sau hơn 3 năm nhọc nhằn chốn đô thị, cuối cùng ước mơ muốn mở một quán cafe ngay tại Sài Gòn chỉ còn 1 tháng nữa khai trương thì chị Thảo bất ngờ gặp tai nạn.

“Sáng hôm đó, trên đường từ nhà trọ tôi được bạn chở đi làm giấy tờ thì khi ngang qua con hẻm đã bị chiếc xe ba gác tông trực diện vào xe. Cú tông đó khiến máu bầm tụ ở não, cánh tay trái gãy lìa và sức khỏe đứng trước nguy cơ sinh tử.

Ba mẹ hay tin, ba đã chạy xe cub vội vàng vào viện. Bình thường, ba tôi là người vui vẻ, hào sảng, cười hoài. Nhưng kể từ giây phút thấy tôi trong phòng cấp cứu, ông như người mất hồn, không thiết tha gì ăn uống. Những ngày ở viện ba luôn túc trực chăm tôi.

Ba chạy làm giấy tờ, đóng viện phí, hễ nghe tôi không ăn được món này là chạy xuống căn tin hay lội bộ đi mua món khác cho tôi ăn để có sức, còn mình và vợ ăn lại đồ ăn cũ khô ran ở bệnh viện” – chị Thảo nghẹn ngào.

Sau lần ấy, dự án cà phê khép lại, ước mơ vẫn còn dở dang nhưng chị nhận ra được sống là một đặc ân, còn sống là còn hy vọng.

Ba luôn có mặt ở mọi sự kiện của chị Thảo

Ba luôn có mặt ở mọi sự kiện của chị Thảo

Hình ảnh người cha gầy nhom ôm gọn đứa khiếm khuyết hình hài có mặt ở các cuộc họp hội, sự kiện dường như không còn xa lạ với mọi người xung quanh. Rồi nhờ có tình yêu thương quản đại đó mà chị Thảo ngày một vững vàng hơn. Chị hăng hái tham gia phong trào, nỗ lực mang về cho ba mẹ những phần thưởng nho nhỏ từ các cuộc thi viết, các buổi vinh danh ghi nhận sự lan tỏa và đóng góp tích cực. Ba con chị đều hiểu rất rõ rằng “Khuyết tật chỉ là sự bất tiện chứ không phải là bất hạnh”.  

Nhờ có ba mà chị Thảo đã được dưỡng nuôi, che chắn trong muôn vàn yêu thương. Nhờ có ba mà thế giới của chị rộng mở những chân trời mới lạ. Và cũng nhờ có ba mà chị thêm ý chí ngoan cường để sống trọn vẹn như hôm nay.

“Trong khả năng hữu hạn của mình, tôi biết mình đã rút cạn mòn thanh xuân của người vệ sỹ ấy. Ai cũng bảo tôi mạnh mẽ, nghị lực phi thường nhưng tôi nghĩ, hai từ “phi thường” đó tôi xin dành cho đấng sinh thành của tôi” – chị Thảo nói.

Thùy Linh  
Thấu hiểu và chia sẻ

Thấu hiểu và chia sẻ

Trong cuộc sống hôn nhân, không đơn giản là việc lấy người mình yêu và phải chấp nhận mọi thứ thuộc về người ấy, từ tính cách đến thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình. Cùng với đó là muôn vàn khó khăn, thử thách trong cuộc sống, những thời điểm công việc gặp trắc trở, sức khỏe suy yếu… Tất cả đòi hỏi người trong cuộc cần khéo léo chọn cách đối diện, giải quyết dung hòa bằng sự thấu hiểu, sẻ chia để gìn giữ hạnh phúc.

Người trẻ đang mất dần hạnh phúc

Người trẻ đang mất dần hạnh phúc

Các nhà nghiên cứu ngày càng đồng ý rằng việc hạn chế thời gian sử dụng màn hình không phải là giải pháp chữa bách bệnh cho sự bất hạnh và người trẻ không trở nên cô đơn hơn vì Instagram hay TikTok.

Sống đẹp tuổi về chiều

Sống đẹp tuổi về chiều

(NSMT) - Nhiều người cao tuổi hoặc sau khi nghỉ hưu chọn lối sống vui vẻ, năng nổ, quan tâm cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất. Thông qua việc nêu gương sáng, tích cực hoạt động xã hội, nhiều người đã nỗ lực hoàn thiện bức tranh của đời mình thật sinh động, ý nghĩa.

Bước qua gian khó

Bước qua gian khó

(NSMT) - Trong cuộc sống, không phải ai cũng may mắn, lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ, thuận lợi. Có những thời điểm công việc gặp trắc trở, hoặc bệnh tật, hoặc đổ vỡ hạnh phúc… Người trong cuộc cần mạnh mẽ đứng dậy, tìm cách sắp xếp, tái tạo năng lượng tích cực, tạo dựng hướng đi mới cho mình.

Cho tròn chữ hiếu...

Cho tròn chữ hiếu...

Khi tuổi cao sức yếu là lúc cha mẹ cần sự cận kề, gần gũi của con cái hơn bao giờ hết. Tùy hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà mỗi người có cách quan tâm, chăm sóc, báo hiếu cha mẹ, trọn đạo làm con…

Làm sao tránh được cảm giác cô đơn ở tuổi già?

Làm sao tránh được cảm giác cô đơn ở tuổi già?

Xây dựng các mối quan hệ xã hội ngay từ bây giờ sẽ mang lại lợi ích khi tuổi về già, tránh được cảm giác một mình cô đơn là điều cẩn thiết trong cuộc sống.

Có nên lắp camera giám sát tại nhà, cần chú ý điều gì?

Có nên lắp camera giám sát tại nhà, cần chú ý điều gì?

Thiết bị giám sát đã trở thành một trong những biện pháp an ninh được nhiều gia đình quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.