Bạc Liêu: Ấn tượng, đặc sắc lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch và Lễ hội Dạ cổ hoài lang
(NSMT) - Tối 27/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 với chủ đề “Bạc Liêu - Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”. Chương trình nghệ thuật được tổ chức quy mô, hoành tráng với hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên đã tham gia.
Các hoạt động của ngày hội được tổ chức từ ngày 22 - 29/11 tại những địa điểm nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu như Quảng trường Hùng Vương, Chùa Xiêm Cán, Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Trung tâm Văn hóa tỉnh…, dự kiến thu hút đông đảo đại biểu, du khách đến tham quan, du lịch.

Chương trình nghệ thuật lễ khai mạc được tổ chức quy mô, hoành tráng với hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên đã tham gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc.

Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu phát biểu khai mạc.

Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tặng hoa cám ơn Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Bà Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu tặng hoa cho các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng ngày hội.

Bà Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy và ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tặng hoa cho các nghệ sĩ tham gia chương trình khai mạc ngày hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự và phát biểu chỉ đạo tại ngày hội.

Hoa hậu Lý Kim Thảo - Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2022 tham dự và biểu diễn tại ngày hội. Được biết cô là người con của mãnh đất Bạc Liêu.

Đông đảo người dân và du khách tham gia các hoạt động tại ngày hội.
Tại sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động gồm Chương trình khai mạc Ngày hội; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu; Không gian “Hội tụ tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”; Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu; Ngày hội Tôm và Muối Bạc Liêu; Liên hoan nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu; Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh thành phố; Tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch mới của tỉnh; Khởi công, khánh thành một số dự án, công trình; Hội thảo góp ý Đề án xây dựng sản phẩm OCOP “Khu du lịch cộng đồng Vườn nhãn Bạc Liêu” và tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long; Bế mạc Ngày hội và Chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh với chủ đề “Âm vang dạ cổ”.
Phát biểu khai mạc, ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết: Ngày hội văn hóa - du lịch Bạc Liêu và lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu. Ngày hội có 14 hoạt động đa dạng, phong phú, quy mô khá lớn, có sự góp mặt của hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của 25 tỉnh, thành trên cả nước. Dự kiến ngày hội sẽ thu hút hơn 20.000 lượt du khách tham quan.
Thông qua các hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Du lịch lần này, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, tăng cường kết nối tua, tuyến, thu hút du khách. Đồng thời, đây còn là cơ hội để tỉnh Bạc Liêu kết nối với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức ký kết, hợp tác xúc tiến đầu tư - thương mại, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Điểm nổi bật của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 là sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, trong đó, vừa tôn vinh giá trị bản Dạ cổ hoài lang do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác cách đây hơn 100 năm, vừa bảo tồn và lan tỏa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã được U nét cô (UNESCO) công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một điểm nổi bật khác của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 là sự góp mặt của nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, di sản được U nét cô (UNESCO) vinh danh, như Ca Trù; Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ; Dân ca Quan họ; Hát Chèo; các loại hình nghệ thuật của đồng bào người Khmer, người Hoa, tất cả sẽ hòa điệu cùng với Đờn ca tài tử Nam Bộ đồng biểu diễn, để Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 thực sự trở thành nơi hội tụ tinh hoa của các miền di sản đại diện các vùng, miền trên cả nước.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, sự kiện là hoạt động thiết thực thực hiện kết luận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra cách đây tròn 1 năm, hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy tốt hơn các giá trị các di sản văn hóa. Đồng thời xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngoài ra tạo thêm cơ sở và động lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Bạc Liêu được biết đến là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, quê hương bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu “bất hủ”, đặt nền móng cho sự phát triển của loại hình âm nhạc “vọng cổ” và nghệ thuật sân khấu cải lương. Năm 2014, cũng tại đây chúng ta đã vinh dự đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là niềm tự hào của đồng bào Nam bộ, của người Việt Nam. Chúng ta cần có trách nhiệm cùng nhau giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đây cũng là minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy văn minh nhân loại và là điều kiện thuận lợi để bạn bè quốc tế hiểu hơn về vùng đất anh dũng, kiên cường, bất khuất và cũng rất đỗi hiền hòa, yêu cái đẹp và sâu nặng nghĩa tình.
- Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang















Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Chia tay ngày Valentine
Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.
Vì sao có tới 3 ngày Valentine?
Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.
Valentine 14/2 ai là người tặng quà?
Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...