Văn hóa

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ yên Ðình Bình Thủy

Thứ bảy, 10/05/2025, 10:04 AM

(NSMT) – Ngày 9/5, Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ tổ chức khai mạc Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy năm 2025. Lễ hội diễn ra từ ngày 8 - 12/5 (nhằm ngày 11 - 15 tháng 4 Âm lịch).

Lễ hội diễn ra từ ngày 8 - 12/5 (nhằm ngày 11 - 15 tháng 4 Âm lịch). Phần lễ được bắt đầu bằng nghi thức đưa Sắc Thần du ngoạn, sau là lễ Tế Sơn Quân, Tế Ðinh Công Chánh Tôn Thần, Thay Khăn Sắc Thần, Túc Yết, Xây Chầu Ðại Bội, Tế Thần Nông, Chánh Tế… Các nghi lễ được thực hiện theo đúng cổ lệ.

Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là một trong những ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo của miền Tây Nam Bộ nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng.

Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là một trong những ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo của miền Tây Nam Bộ nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng.

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ thắp nhang Linh Thần Đình Bình Thủy.

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ thắp nhang Linh Thần Đình Bình Thủy.

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thắp nhang Linh Thần Đình Bình Thủy.

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thắp nhang Linh Thần Đình Bình Thủy.

Bà Lê Hoàng Thủy Trinh - Phó Bí Thư thường trực Quận ủy Bình Thủy và bà Phan Thị Nguyệt – Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy thắp nhang Linh Thần Đình Bình Thủy.

Bà Lê Hoàng Thủy Trinh - Phó Bí Thư thường trực Quận ủy Bình Thủy và bà Phan Thị Nguyệt – Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy thắp nhang Linh Thần Đình Bình Thủy.

Đông đảo nhân dân đến dự lễ hội, chiêm bái Linh Thần.

Đông đảo nhân dân đến dự lễ hội, chiêm bái Linh Thần.

Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852).

Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852).

Bên cạnh đó, lễ hội năm nay có nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao rất sôi nổi như tổ chức gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của các quận, huyện trong thành phố; trưng bày, triển lãm sách và tổ chức thi hỏi đáp về lịch sử, văn hóa Cần Thơ; Lễ hội “Bánh ngon Bình Thủy”; Hội thi Mâm xôi ngọt; Hát Tuồng cổ và tổ chức Giải xe đạp sẽ góp phần tạo nên không khí sinh động, hoạt động phong phú, đa dạng trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội.

Các đại biểu tham dự khai mạc Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy.

Các đại biểu tham dự khai mạc Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy.

Ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy phát biểu khai mạc lễ hội.

Ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy phát biểu khai mạc lễ hội.

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ và ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ và ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Nguyễn Trung Nhân - Ủy viên BTV Thành ủy, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ và ông Lê Tấn Thủ - Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Ông Nguyễn Trung Nhân - Ủy viên BTV Thành ủy, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ và ông Lê Tấn Thủ - Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Đại diện Bưu điện TP. Cần Thơ và Hội Tem TP. Cần Thơ trao bộ tem Đình Bình Thủy cho đại diện ban trị sự của Đình Bình Thủy.

Đại diện Bưu điện TP. Cần Thơ và Hội Tem TP. Cần Thơ trao bộ tem Đình Bình Thủy cho đại diện ban trị sự của Đình Bình Thủy.

Nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Thực hiện nghi thức thay khăn Sắc Thần.

Thực hiện nghi thức thay khăn Sắc Thần.

Nghi thức xây chầu đại bội.

Nghi thức xây chầu đại bội.

Đông đảo người dân dự khai mạc lễ hội.

Đông đảo người dân dự khai mạc lễ hội.

Biểu diễn Tuồng cổ phục vụ người dân tại lễ hội.

Biểu diễn Tuồng cổ phục vụ người dân tại lễ hội.

Giáo viên Trường Tiểu học Bình Thủy giới thiệu về Đình Bình Thủy cho học sinh.

Giáo viên Trường Tiểu học Bình Thủy giới thiệu về Đình Bình Thủy cho học sinh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy cho biết: Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852). Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, nhân dân cất lại đình như hiện nay ngay tại vàm Bình Thủy bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910.

Đến năm 1989, Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đây là một trong những ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo của miền Tây Nam Bộ nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cán bộ và Nhân dân quận Bình Thủy vẫn luôn trân trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa tâm linh của Đình Bình Thủy.

Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, Đình còn có 02 kỳ lễ hội lớn được tổ chức long trọng là: lễ Kỳ Yên Thượng Điền và lễ Kỳ Yên Hạ Điền. Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đình để tưởng niệm công tích của các vị thần, các bậc tiền nhân mở đất, các anh hùng dân tộc. Và dịp cúng đình cũng là ngày lễ hội của người dân Bình Thủy, tổ chức các trò chơi ở làng, diễn hội làng, hát bội, hát cải lương với những tuồng tích xưa… Lễ hội này là nét văn hóa đặc trưng của các bậc tiền nhân để lại khi xây dựng xóm làng, lập ấp tại vùng đất Bình Thủy, được truyền từ nhiều thế hệ đến ngày nay và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Để tiếp tục gìn giữ, phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy, cũng như giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong thời gian tới, quận Bình Thủy sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm khai thác và phát huy tối đa giá trị của hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn để phát triển du lịch; Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPCT trong công tác định hướng, phát triển Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy thành một hoạt động du lịch - văn hóa, tín ngưỡng thường niên với quy mô cấp thành phố, tăng cường hơn nữa công tác quảng bá hình ảnh, nội dung Lễ hội; tạo mọi điều kiện phát triển Đình Bình Thủy thành điểm du lịch văn hóa đặc thù, hấp dẫn, là điểm thu hút khách du lịch của quận Bình Thủy nói riêng, du khách trong và ngoài nước nói chung.

Đình Bình Thủy là một trong những minh chứng quan trọng về lịch sử định cư của người Việt trên vùng đất này. Nghi lễ Kỳ Yên góp phần củng cố niềm tin của cộng đồng về cuộc sống bình yên, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của cư dân gốc nông nghiệp lúa nước, cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an... Bên cạnh, Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy còn thể hiện đậm nét truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là “cầu nối giữa quá khứ với hiện tại”, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Nhân dân qua bao thế hệ; là nơi bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hóa tinh thần của cha ông cho thế hệ kế thừa; đáp ứng nhu cầu tâm linh và giải trí của Nhân dân gắn kết cộng đồng khi tham gia các hoạt động; nghi thức trong Lễ hội góp phần khẳng định hơn nữa những giá trị truyền thống lâu đời của đất và người Cần Thơ.

"Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Bình Thủy luôn trân trọng, tự hào và tạo mọi điều kiện để Lễ hội diễn ra trang trọng, vui tươi, an toàn, tiết kiệm - thực sự là nơi sinh hoạt tinh thần giàu bản sắc văn hóa dân tộc của đông đảo Nhân dân và du khách trong và ngoài nước." ông Lê Phước Lợi nhấn mạnh.

Dịp này, Bưu điện TP. Cần Thơ và Hội Tem TP. Cần Thơ cũng ra mắt Bộ tem bưu chính “Đình Bình Thủy (Cần Thơ)”, do Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành.

- Một số hình ảnh tại Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy năm 2025

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

---> Nữ sinh Trương Uyên Nhi đăng quang Hoa khôi Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trung Phạm  
Lễ hội đường phố tỉnh Vĩnh Long – Sắc màu văn hóa, niềm tự hào dân tộc

Lễ hội đường phố tỉnh Vĩnh Long – Sắc màu văn hóa, niềm tự hào dân tộc

(NSMT) - Tối 1/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ hội đường phố lần thứ I với chủ đề “Vĩnh Long - Sắc màu hội tụ - Khát vọng vươn xa”. Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật đa sắc màu nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2025.

Sôi nổi các hoạt động hấp dẫn tại Tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long

Sôi nổi các hoạt động hấp dẫn tại Tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long

(NSMT) - Tuần lễ "Văn hóa, thể thao, du lịch" lần thứ 1 năm 2025 được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 139 năm ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2025). Góp phần hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 và hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch trong năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động.

Cần Thơ: Trường Tiểu học Võ Trường Toản tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

Cần Thơ: Trường Tiểu học Võ Trường Toản tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

(NSMT) - Hòa trong không khí hào hùng và trang trọng của những ngày tháng Tư lịch sử, thầy và trò trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, giàu ý nghĩa nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức hội thi Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp

Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức hội thi Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp

(NSMT) - Ngày 29.4, Ủy ban nhân dân phường Thới Bình phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ phường tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi “Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp”. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Quốc tế lao động 1/5.

Giới trẻ Cần Thơ hưởng ứng đại lễ qua những bộ trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc

Giới trẻ Cần Thơ hưởng ứng đại lễ qua những bộ trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc

(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những gương mặt từng đạt giải "Nét đẹp áo bà ba xưa và nay" đã cùng hội ngộ, thực hiện bộ ảnh đặc biệt ý nghĩa này thông qua những bộ trang phục truyền thống của dân tộc.

Dựng nhà bằng trái tim: Nhóm Minh Phước lan tỏa yêu thương đến từng gia đình nghèo

Dựng nhà bằng trái tim: Nhóm Minh Phước lan tỏa yêu thương đến từng gia đình nghèo

Không phải kỹ sư hay doanh nhân nhưng Trần Huỳnh Quang Triều vẫn trở thành “người kiến tạo mái ấm” cho hàng trăm gia đình nghèo miền Tây, khi cùng nhóm thiện nguyện Minh Phước xây hơn 100 mái ấm nghĩa tình, trao hy vọng giữa gian khó.