Văn hóa

Bệnh thành tích trong gia đình: Áp lực lớn lên con trẻ

Thứ hai, 03/01/2022, 12:56 PM

(NSMT) - Bệnh thành tích có vẻ là một vấn đề nhạy cảm của xã hội, nhưng khi tồn tại trong phạm vi gia đình lại trở thành một loại áp lực vô cùng lớn lên con trẻ.

Một số bậc phụ huynh luôn đặt con mình vào một khuôn mẫu, o ép trong gọng khung muốn con phải giỏi cái này hoặc làm tốt cái kia dù cho bằng cách nào đi nữa. Một lẽ tất nhiên rằng phụ huynh nào cũng muốn con mình có kết quả học tập tốt nhưng nếu đặt nặng quá rất có thể gây ra tác dụng ngược.

Thành tích đè nặng tâm lý (Ảnh: Internet)

Thành tích đè nặng tâm lý (Ảnh: Internet)

Trong quá trình đi làm gia sư của mình tôi đã gặp trường hợp phụ huynh mắc bệnh thành tích quá nặng đến mức khiến con của họ bị ảnh hưởng không ít dù mới 11 tuổi. Cô bé luôn có tâm trạng lo lắng ngay trong quá trình học, càng bài kiểm tra và tới kỳ thi càng biểu hiện rõ sự mệt mỏi hơn. Vì sợ điểm thấp ba mẹ sẽ la mắng hoặc thậm chí đánh đòn, từ nhỏ đến lớn tình trạng này xảy ra không ít nên tâm lý của em đã có một vết đen và qua thời gian dài vết đen đó càng lớn hơn khiến em không còn thời thời gian tập trung cố gắng cho việc học nữa.

Nỗi sợ của con trẻ về thành tích (Ảnh: Internet)

Nỗi sợ của con trẻ về thành tích (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên do tính chất công việc của phụ huynh cô bé này, mẹ đi làm từ sáng tới tối còn ba đi công tác nhiều có khi cả nửa tháng mới về nhà một lần nên chẳng có ai gần gũi sát sao được. Thêm vào đó còn do tình hình dịch bệnh, việc học trực tuyến kéo dài nên cô bé tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, phương tiện truyền thông quá sớm và rất nhiều trong khi không có ai “cai quản”.

Cả một ngày dài ở trong phòng với một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính bảng nhưng lại chẳng để học. Kết quả “chung cuộc” chính là việc học không những không tiến bộ lên mà còn ngược lại sa sút rất nhiều do cái “ghiền” điện thoại. Thông qua những cuộc trò chuyện với phụ huynh của em mới thấy bậc phụ huynh dù biết con mình chưa thật sự giỏi nhưng vì công việc nên phải để như thế. Tuy vậy, họ vẫn luôn muốn con mình có được một năm học với thành tích tốt không cần biết đúng thực lực hay không. Đôi khi phụ huynh mắc bệnh thành tích và muốn con mình đạt điểm giỏi chính vì sĩ diện của bản thân, điều này thật sự đáng tiếc.

Tôi cảm thấy có chút thất vọng vì hiện tượng này còn tiếp diễn, tại sao phụ huynh luôn muốn con mình có kết quả tốt nhưng lại không cùng nhau ngồi xuống để bàn bạc thẳng thắn tìm cách giúp đỡ con trẻ. Nếu cứ như vậy, lâu dần khiến tâm lý của trẻ bị đè nặng và càng ngày sẽ càng ỷ lại khi biết dù mình có làm không tốt cũng có cha mẹ đứng sau “gánh vác”.

Ám ảnh 2 chữ 'thành tích' (Ảnh: Internet)

Ám ảnh 2 chữ "thành tích" (Ảnh: Internet)

Trong một buổi học “Xây dựng môi trường giáo dục” với PGS.TS Trần Văn Minh trường Đại học Cần Thơ, thầy đã nói: “hãy tạo cho trẻ một môi trường học tập văn hóa văn minh, không đè nặng thành tích giúp trẻ tự do sáng tạo, cũng đừng bao giờ đặt nặng vấn đề con phải học gì hay làm gì và làm như thế nào. Bởi lẽ mỗi cá nhân đều có cái chất riêng của mình sẽ đến lúc tự phát huy, đừng bắt ai phải giống như ai, trong gia đình càng không nên, hãy tạo tâm lý thoải mái nhất để con cái phát triển”.

Như vậy, trong giáo dục thành tích không phải là tất cả, đạo đức văn hóa mới làm nên phần người sau đó mới đến sự phát huy của chất riêng trong mỗi cá nhân. Hy vọng vấn đề bệnh thành tích sẽ không còn gặp phải ở nhiều bậc phụ huynh giúp cho con trẻ có thể mạnh mẽ từ những bước đầu đời.

Mộc An  
Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(NSMT) – Đến với Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ cảm thấy hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được trưng bày tại đây. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

(NSMT) - Trong bối cảnh tình hình giao thông ngày càng phức tạp, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng lái xe an toàn cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều này, Ban An toàn Giao thông (ATGT) TP Cần Thơ đã phối hợp cùng Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức chuyên đề về an toàn giao thông dành riêng cho sinh viên vào ngày 03/5.