Bộ phim "Cuộc chiến không giới tuyến" thu hút đông đảo chiến sĩ biên phòng và người dân biển, đảo Kiên Giang
(NSMT) - Nhằm chào mừng 65 năm ngày thành lập lực lượng Bộ đội Biên phòng và 35 năm ngày Hội Biên phòng toàn dân, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim: “Cuộc chiến không giới tuyến”. Hiện bộ phim đang được công chiếu trên kênh VTV1 vào lúc 21 giờ, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Để bộ phim có sức lan tỏa rộng khắp, trong thời gian qua Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch chỉ đạo tất cả các đơn vị bố trí thời gian, địa điểm tiếp sóng để cán bộ, chiến sĩ, chính quyền và quần chúng nhân dân trên địa bàn đơn vị đóng quân cùng xem phim.
Mới hơn 18 giờ, sau khi bố trí xong công việc hàng ngày, các cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Hòn Sơn – Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang quân phục chỉnh tề, tập chung đầy đủ tại hội trường đơn vị. Trước khi xem phim, Ban chỉ huy đồn đã tranh thủ quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tóm tắt chủ đề, tư tưởng của các tập phim đã phát sóng trước đó. Đồng thời bố trí cán bộ, tiếp đón chính quyền, nhân dân vào đơn vị cùng xem phim với cán bộ, chiến sĩ.
Trung tá Vũ Minh Tuân - Chính trị viên phó đồn Biên phòng Hòn Sơn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ chỉ huy, kể từ khi bộ phim phát sóng, đơn vị chúng tôi đã có sự chuẩn bị về nơi xem phim, máy chiếu, kiểm tra đường truyền tín hiệu thông suốt để xem phim được thoải mái. Bên cạnh đó chúng tôi mời chính quyền địa phương, ban giám hiệu, giáo viên các trường, đoàn thanh niên và quần chúng nhân dân trên địa bàn cùng xem phim với cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Sau mỗi tập phim, chúng tôi có sự trao đổi, bàn luận về chủ đề tư tưởng, những nét văn hóa của người dân, nét đẹp, những nhiệm vụ gian khó của người lính Biên phòng trên mọi miền biên cương của đất nước”.
Bộ phim: “Cuộc chiến không giới tuyến” là thể loại phim truyện, dài tập, phản ánh cuộc sống lao động, học tập của đồng bào các dân tộc miền núi; khắc họa sinh động, chân thực về nhiệm vụ chính trị, công tác dân vận, công tác Biên phòng của Bộ đội Biên phòng vùng cao. Trong đó là những cuộc chiến đấu gian khó, hiểm nguy của người lính quân hàm xanh vận động bà con dẹp bỏ các hủ tục lạc hậu của người đồng bào trong việc ma chay, cưới hỏi, bài bạc, rượu chè. Đặc biệt là cuộc chiến cam go trên mặt trận phòng chống ma túy và tội phạm.
“Sau khi xem bộ phim này, bản thân tôi thấy được những tồn tại, bất cập, hủ tục lạc hậu của một số gia đình nơi vùng cao, vùng xa trên mọi miền biên giới. Qua đó chúng tôi thấy được nét đẹp của người chiến sĩ Biên phòng đang làm nhiệm vụ bám dân, bám địa bàn. Đặc biệt, các anh ngày đêm phải đối mặt với những khó khăn vất vả để đấu tranh bài trừ các tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, rượu chè, bài bạc,... Bộ phim lột tả chân thực sự cam go, vất vả của người chiến sĩ Biên phòng trong cuộc chiến đấu tranh phòng chống ma túy và tội phạm” Cô Danh Thị Mỹ Nhân, Giáo viên trường Mầm non xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang chia sẻ.
Bên cạnh đó, các đơn vị còn tiếp tục thông báo thời gian, địa điểm xem phim và cử cán bộ xuống địa bàn, khu dân cư hướng dẫn người dân vào các kênh có tiếp sóng, mạng xã hội tìm và theo dõi bộ phim. Từ đó giúp cho mọi người dân hiểu thêm về cuộc sống, lao động, học tập và chiến đấu của người chiến sĩ Biên phòng trên mọi miền biên cương của Tổ quốc. Hiện nay, ngoài việc bố trí cho Bộ đội, chính quyền và người dân xem phim tại hội trường vào 21 giờ hàng ngày, các đơn vị còn chia nhóm, xem lại bằng điện thoại thông minh vào các ngày nghỉ, giờ nghỉ. Thông qua các tổ, nhóm này, các bạn trẻ trong những đơn vị Biên phòng của tỉnh kiên Giang có dịp nắm chắc hơn về chủ đề tư tưởng của bộ phim. Qua đợt sinh hoạt này sẽ là cầu nối lan tỏa sức ảnh hưởng, những việc làm hay, ý nghĩa của lực lượng Biên phòng trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia.
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…