Văn hóa

Bữa cơm gia đình thời Covid-19

Thứ sáu, 17/12/2021, 08:23 AM

(NSMT) - Vật giá tăng trong khi thu nhập lại giảm bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã đặt ra bài toán khó cho các bà nội trợ trong việc đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với tài đảm đang, vén khéo của những người phụ nữ thì bữa cơm gia đình vẫn trọn vẹn hương vị đầm ấm.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị L.K.A (42 tuổi) ngụ phường Thới An quận Ô Môn (Cần Thơ) chỉ tay vào chai dầu ăn hiệu Olita dung lượng 1 lít trên kệ hàng tạp hóa than: “ Covid làm giá cả nhiều mặt hàng tăng vọt, các anh ạ. Như chai dầu ăn này, trước dịch em mua chỉ 27 ngàn đồng, giờ chủ tiệm mới cho hay giá của nó đã là 42 ngàn đồng. Tụi em có 2 con, chồng em là nhân viên hợp đồng cửa hàng điện máy, mấy tháng dịch chỉ được hưởng 50% lương cơ bản nên phải cố gắng lắm em mới xoay sở cho bữa cơm gia đình đủ món, đủ chất”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo chị L.K.A, khi thắt ngặt thì chị mới nhận ra rằng trong điều kiện bình thường mình có thể tiết kiệm trong chi tiêu nhiều hơn nếu biết thu vén. Ví dụ như khi mua miếng thịt heo về kho, chỉ cần cắt lại một chút mỡ để thắng là sẽ đỡ tốn tiền dầu ăn cho món xào. Tương tự như vậy, con cá lóc khúc đầu nấu canh chua, khúc giữa nấu canh chua còn phần đuôi của nó chiên vàng chấm nước mắm tỏi ớt cũng tạo được một bữa ăn tròn vị.

Còn đối với chị N.T.A.N (36 tuổi) – nhân viên một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng phục vụ trẻ sơ sinh ở quận Ninh Kiều thì cùng với một mặt hàng, ta có thể mua giá rẻ hơn (giá sỉ) nếu mua số lượng nhiều. Chính vì thế, A.N hay xung phong “đi chợ giùm” theo phương thức gần giống như mấy người bán hàng online, chỉ khác là chỉ nhận đơn của người thân, bạn bè, đồng nghiệp vì còn phải dành thời gian cho công việc chính.

Có những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng những bữa cơm gia đình ấm áp, rộn rã tiếng cười sau những giờ làm việc nhọc nhằn là nguồn tái tạo năng lượng tinh thần quí giá.

Có những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng những bữa cơm gia đình ấm áp, rộn rã tiếng cười sau những giờ làm việc nhọc nhằn là nguồn tái tạo năng lượng tinh thần quí giá.

“Hàng hóa em mua số lượng nhiều, trữ sẵn trong nhà, ai cần em chia lại bằng giá bán lẻ và cộng thêm chút tiền ship tượng trưng. Tuy có hơi cực một chút nhưng thời buổi khó khăn, tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chồng em chọc em hoài, ảnh nói bữa ăn gia đình ngon hơn, đủ chất hơn là nhờ…dịch bệnh nên em mới bộc lộ hết sự đảm đang của mình”- N.T.A.N chia sẻ với ánh mắt lấp lánh niềm hạnh phúc.

Hay như chị L.T.H (39 tuổi)- giáo viên một trường trung học cơ sở ở quận Cái Răng thì nếu tự đi chợ lo bữa điểm tâm cho gia đình thay vì ra hàng quán sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong điều kiện dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp kéo dài.

Chị L.T.H chia sẻ: “Sáng nào tôi cũng dậy sớm đi chợ mua xương heo về nấu mì, hủ tiếu, nui… cho chồng con ăn sáng, phần nước súp còn thừa thì bỏ tủ lạnh, trưa về hâm nóng bỏ rau vào là có ngay nồi canh ngon ngọt. Để chồng con ngon miệng, tôi thường xuyên đổi món như cơm rang, bún xào, trứng ốp-la… Ngoài việc an toàn, tiết kiệm thì ăn sáng ở nhà trong không gian gia đình đầm ấm sẽ tạo thêm động lực trước khi bước vào một ngày làm việc mới”.

Như để minh họa cho câu chuyện của vợ, anh V.T.H chen vào: “Ăn sáng ở nhà do chính tay vợ nấu riết quen, giờ ra hàng quán ăn không còn cảm thấy ngon miệng như trước nữa. Thậm chí, giờ tôi cũng thích uống cà phê do chính tay vợ pha hơn ở quán, các anh ạ!”.

Anh T.N.K (38 tuổi) ở quận Ninh Kiều chia sẻ: Do yêu cầu của công việc, trước đây anh thường xuyên phải đi tiếp khách ở nhà hàng đến nỗi quên dần khái niệm về bữa cơm gia đình. Dịch Covid-19 bùng phát, các nhà hàng, quán ăn trở thành nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nên nhiều người ngại đến theo khuyến cáo của chính quyền. Trong cái rủi có cái may, trong một bữa cơm chiều, khi bé gái út của bảo “Dịch bệnh vui quá, nhờ nó mà bữa cơm nào con cũng được ăn cơm cơm chung với ba”- anh T.N.K lặng người.

“Trước đây, tôi cho rằng đàn ông chỉ việc kiếm ra tiền là tròn trách nhiệm với gia đình. Thời gian dịch bệnh phức tạp, tôi hạn chế tối đa đến hàng quán để bàn công việc, bù khú với bạn bè, đối tác. Có thời gian dành cho gia đình nhiều hơn, tôi mới thấu hiểu sự nhọc nhằn trong việc nội trợ của vợ mình và sự khát khao gần gũi cha của hai đứa con. Sau này tình hình dịch Covid-19 ổn thì tôi vẫn duy trì lối sống như vậy vì suy cho cùng gia đình mới là vốn quí nhất của cuộc đời con người”- anh T.N.K tâm sự.

Người ta thường nói đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm nhưng để duy trì ngọn lửa hạnh phúc trong tổ ấm gia đình thì rất cần sự chung tay. Có những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng những bữa cơm gia đình ấm áp, rộn rã tiếng cười sau những giờ làm việc nhọc nhằn là nguồn tái tạo năng lượng tinh thần quí giá. Thế nhưng nhịp sống hối hả và những bận rộn, lo toan ngoài xã hội đã khiến những bữa cơm gia đình có lúc trở nên nhạt nhòa.

Đại dịch Covid-19 đã lấy đi của chúng ta nhiều thứ, trong đó có cả nhịp sống bình thường. Thế nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại bản thân, tự điều chỉnh hành vi, cân bằng hài hòa hơn giữa đời sống gia đình và đời sống xã hội. Trong tâm thức Việt, gia đình luôn chiếm vị trí quan trọng nhất bởi vì nó luôn là chốn để ta quay về.

   

Thụy Vũ  
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…