Nhịp sống

Cà Mau: Giá gỗ rớt thảm, không ai mua khiến người trồng rừng lao đao, mọi dự định cũng dở dang theo

Thứ sáu, 11/06/2021, 10:33 AM

Nhiều người dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau phản ánh hiện giá gỗ giảm mạnh, thậm chí không ai mua. Điều này đã khiến cho đời sống của nhiều hộ lao đao.

Ghi nhận tại các hộ dân nhận khoán đất rừng ngập mặn ven biển của huyện Ngọc Hiển, dù đã bước vào mùa khai thác rừng, nhưng do giá gỗ giảm mạnh nên không khí thu hoạch của bà con trầm lắng hơn nhiều so với trước đây. 

Những năm trước, bình quân với 1ha rừng đước, các hộ dân khai thác được 400m3 gỗ đước, thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Thời điểm đó, giá gỗ 1 triệu đồng/m3, có lúc tăng lên 1,2 triệu đồng/m3. Nhưng năm nay giá gỗ được các nhà thầu thu mua chỉ từ 400.000-500.000 đồng/m3.

Ông Tô Văn Dưng (ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) cho biết, rừng của gia đình ông đã trồng gần 20 năm mới khai thác, nhưng lại đúng vào năm giá rớt thê thảm. 

Với người dân nơi đây, trồng rừng đước là kinh tế chính. Còn hiện nay, giá gỗ đước giảm thê thảm, khiến mọi dự định đều dở dang.

Gỗ đước được huyện Ngọc Hiển cơ cấu trở thành ngành hàng chủ lực của địa phương, là một trong những đột phá để nâng cao cuộc sống người dân. Nhưng thực tế hiện nay là người bán phải tìm người mua. Trong khi đó người mua không xuất bán được nên chỉ thu mua cầm chừng, để tạo việc làm cho nhân công lao động.

3-1623316928146439043707

Đối với nhiều hộ dân ở Cà Mau, trồng rừng là nguồn kinh tế chính của gia đình. Giá gỗ giảm mạnh khiến cuộc sống của họ lao đao. Ảnh: HA.

Ông Lâm Toàn (ngụ ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) cho biết, giá rừng đước giảm, còn thầu không chịu mua. Nhưng nếu hết thời gian khai thác thì họ sẽ mất lượt và phải đợi 3-4 năm sau. 

"Phần lớn các nhà thầu thu mua cây rừng vẫn phải qua đấu giá do các ban quản lý rừng tổ chức, ai trúng thầu sẽ được thu mua. Thực tế, do ảnh hưởng dịch Covid-19 đã khiến cho giá gỗ đước sụt giảm. Nhiều nhà thầu khi đã trúng thầu rồi nhưng lấy lý do đó để ép giá người người dân", ông Toàn cho hay.

Dù chấp nhập bán gỗ với giá thấp, nhưng hơn một tháng qua, một số hộ dân trồng rừng đước ở ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển vẫn chưa tìm được nhà thầu để thu mua.

Ông Văn Công Tỏ, ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển cho biết, đã đi khắp nơi để tìm kiếm nhà thầu nhưng đến nay vẫn chưa có ai thu mua. Cũng có vài nhà thầu đến xem rừng nhưng không chịu thu mua. 

"Tôi nghe nói, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu than đước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giá giá cây đước giảm. Nếu không khai thác, mật độ rừng che phủ quá dày sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi xen trong rừng, đời sống người dân cũng vì thế mà khó khăn hơn", ông Tỏ chia sẻ.

9-1623316789628431193147

Giá gỗ giảm mạnh nên việc thu mua cũng chỉ ở mức cầm chừng. Ảnh: HA.

Để phần nào tháo gỡ cho người dân, ông Tạ Minh Mẫn - Phó Trưởng ban Quản lý rừng Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển thông tin: Chúng tôi đã tổ chức họp dân để công khai cho bà con lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng mời gọi nhiều nhà thầu để tăng mức giá cây, tăng được bao nhiêu thì mừng cho bà con bấy nhiêu. Nhưng thời gian qua, hầu hết các nhà thầu vẫn mua gỗ đước ở mức giá rất thấp.

 Giá gỗ giảm mạnh, 2.000ha diện tích tràm không tiêu thụ đượcTại huyện U Minh, giá tràm cũng đang lao dốc, thậm chí không ai mua khiến dân điêu đứng.

Hơn 2ha rừng tràm thâm canh đã tới lứa thu hoạch, nhưng ông Nguyễn Minh Mẫn ngụ ấp 13, xã Nguyễn Phích huyện U Minh vẫn tìm không được ai thu mua. Dù mỗi ha rừng tràm được ông kêu bán với giá 48 triệu đồng, mức giá thấp hơn 1/3 lần so với những năm trước.

Không chỉ riêng gia đình ông Mẫn, toàn ấp 13 hiện còn khoảng 20 hộ có tràm chưa bán được. Dù phương án khai thác giữa các hộ dân và công ty đã hoàn tất, nhưng đều lâm vào hoàn cảnh không có người mua.

1-16233170576951286304945

Giá gỗ tràm ở U Minh cũng đang lao dốc. Trong ảnh: Nhân công bốc dở gỗ tràm ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Ảnh: VD.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện giá tràm tại các bãi kinh doanh cừ tràm trong U Minh chỉ ở mức 2/3 so với các năm trước. Tràm thâm canh đã khó bán thì tràm quảng canh còn thê thảm hơn, hiện giá chỉ bằng một nửa so với tràm thâm canh. Nếu ở năm trước, một cây cừ tràm có giá trên 40.000 đồng, thì hiện nay cao nhất cũng khoảng 32.000-33.000 đồng.

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ, hiện có khoảng 2.000ha diện tích tràm quảng canh không tiêu thụ được. Theo nhiều khách hàng phản ánh, vì chi phí khai thác giữa tràm thâm canh và quảng canh bằng nhau, nhưng sản lượng tràm thâm canh lại cho gấp đôi. 

Bên cạnh đó, diện tích trồng tràm bản địa quá lớn khiến cho nguồn cung vượt cầu. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến cho các hoạt động xây dựng bị đình trệ, nên lượng cừ tràm bị ùn ứ.

10-1623316789670540172389

Người dân nên tăng cường trồng cây keo lai để ổn định nguồn cung thị trường, tránh tình trạng giá gỗ giảm mạnh. Trong ảnh: Khai thác gỗ ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ. Ảnh: HA.

Hiện trên lâm phần của công ty vẫn còn khoảng 20.000ha rừng tràm bản địa trồng theo phương thức quảng canh. Diện tích trồng tràm hiện nay vẫn rất lớn, chủ yếu của người dân nhận khoán đất rừng. Do đó, công ty đã khuyến cáo người dân về lâu dài nên ưu tiên trồng keo lai, hoặc trồng tràm Úc thâm canh.

Ông Trần Quốc Kháng - Trưởng phòng Kỹ Thuật, Quản lý bảo vệ rừng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ khuyến cáo, người dân nên tăng cường trồng cây keo lai làm sao cho diện tích 50-50% so với cây tràm. 

Việc này không chỉ khiến cho nguồn cung ra thị trường được đồng đều mà còn đảm bảo tỷ lệ về mặt diện tích, nâng cao được giá trị cây keo lai và cây tràm.

Chúc Ly - Ngọc Quyên (Theo Báo Dân Việt)

Link nguồn: https://danviet.vn/ca-mau-gia-go-rot-tham-khong-ai-mua-khien-nguoi-trong-rung-lao-dao-moi-du-dinh-cung-do-dang-theo-20210610163239269.htm 

Không tháo dỡ 'Tòa nhà đẹp nhất Cà Mau'

Không tháo dỡ 'Tòa nhà đẹp nhất Cà Mau'

(NSMT) - Sáng 18/9, tại buổi họp báo quý III, UBND thành phố Cà Mau thông tin về việc xử lý ‘tòa nhà đẹp nhất Cà Mau’, đã thống nhất cho chủ căn nhà chuyển mục đích sử dụng đất.

Sở Y tế Cà Mau chi 3 tỷ đồng cho nhân viên y tế bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề

Sở Y tế Cà Mau chi 3 tỷ đồng cho nhân viên y tế bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề

(NSMT) - Ngày 18/9, tại buổi họp báo quý III/2024, Sở Y tế Cà Mau thông tin về vụ nhân viên y tế bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề với số tiền chi trả khoảng 3 tỷ đồng .

Cà Mau: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Cà Mau: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

(NSMT) - Sáng 18/09, tại buổi họp báo quý III/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp thông tin các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).

Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dài 9 ngày

Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dài 9 ngày

Theo phương án đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của Bộ LĐ-TB&XH, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục.

Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ mang Trung thu ấm áp đến với các em thiếu nhi

Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ mang Trung thu ấm áp đến với các em thiếu nhi

(NSMT) – Ngày 17/9, anh Phạm Vi Khanh – Phó Bí thư Đoàn trường, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ đã tổ chức hành trình thiện nguyện “Vui hội Trăng rằm – San sẻ yêu thương”. Hành trình diễn ra từ ngày 13/9 - 17/9.

Tích cực giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Tích cực giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Cần Thơ

(NSMT) - Theo đánh giá Ban Chỉ đạo 138 quận Cái Răng, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn TP Cần Thơ tiếp tục được giữ vững, ổn định. Lực lượng công an triển khai đồng bộ các mặt công tác phòng, chống tội phạm, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) và thực hiện Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực.

Cà Mau tập trung ứng phó mưa lớn và chiều cường dâng cao gây ngập các tuyến đường

Cà Mau tập trung ứng phó mưa lớn và chiều cường dâng cao gây ngập các tuyến đường

(NSMT) - Ngày 16/09, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký công văn Hỏa Tốc về việc tập trung theo dõi, ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.