Văn hóa

Cà Mau: Huyện Đầm Dơi đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội vía Bà Thủy Long

Thứ ba, 26/03/2024, 11:22 AM

(NSMT) - Ngày 25/3, UBND huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) tổ chức Lễ hội Vía Bà Thủy Long. Đây là Lễ hội truyền thống này bao hàm những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng cư dân ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Theo thông tin, ngôi Miếu Bà Thủy Long (Thủy Long Cung Thần nữ) tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi được lập vào khoảng đầu thế kỷ XIX, đã trải qua khoảng 200 năm với phần đất rộng 1.200m². Lễ Hội với hình thức tín ngưỡng dân gian gắn liền với cư dân miền sông nước, đã tồn tại hàng trăm năm qua trong đời sống tinh thần người dân Nam bộ nói chung, người Cà Mau nói riêng, với một trong những lễ hội lớn và lâu đời của tỉnh Cà Mau.

Hằng năm, cứ đến ngày 15 - 17 tháng 2 (Âm lịch), đặc biệt là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ "Thủy Long Thần Nữ" của người dân sinh sống tại vùng đất xã Thanh Tùng và các vùng lân cận. Người dân nơi đây tổ chức Lễ hội Vía Bà rất trang nghiêm, thành kính và nhộn nhịp, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến tham gia, qua đó cũng nhằm tưởng nhớ lại 2 vị tiền nhân đã khai hoang mở cõi vùng đất này.

Screenshot 2024-03-25 203632
Screenshot 2024-03-25 204208
Các nghi thức đi rước bà Thủy Long thần nữ.

Các nghi thức đi rước bà Thủy Long thần nữ.

Theo đó, lễ cúng miếu bà Thủy Long là Lễ Kỳ Yên (cầu an) nhằm mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Chương trình lễ hội gồm 3 lễ chính: Lễ rước Ông (Tô Minh Chánh và Nguyễn Văn Lành), rước Bà (Bà Thủy Long Thần nữ); Lễ Tiên thường và Lễ cúng chánh thần. Đặc biệt phần cúng tế tại ngôi mộ của hai Ông thì không thể thiếu món cá lóc nướng.

Thuyền đi rước Bà Thủy Long thần nữ.

Thuyền đi rước Bà Thủy Long thần nữ.

Tổ chức Lễ hội, nhằm góp phần khẳng định sự tồn tại của tín ngưỡng thờ Thủy Long thần nữ cũng như nét đặc trưng, nổi trội; bao hàm những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng cư dân nơi đây. Hiện, Lễ hội được cộng đồng cư dân vùng đất này ra sức bảo tồn và phát huy, trở thành nơi gắn kết cộng đồng, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa lành mạnh góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Đồng thời, thông qua các hoạt động của lễ hội, có thể quảng bá giá trị đặc trưng của tín ngưỡng và thu hút khách du lịch từ các địa phương đến với Cà Mau.

z5284791609541_8121ea1d61a47f8b59e2a43ef1de1dab
Ông Trần Hiếu Hùng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Phạm Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống - Lễ hội vía Bà Thủy Long cho Ban trị sự miếu và UBND xã Thanh Tùng.

Ông Trần Hiếu Hùng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Phạm Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống - Lễ hội vía Bà Thủy Long cho Ban trị sự miếu và UBND xã Thanh Tùng.

Nhân dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống - Lễ hội vía Bà Thủy Long của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho UBND xã Thanh Tùng và Ban trị sự Miếu.

Bé Sáu  
Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Chia tay ngày Valentine

Chia tay ngày Valentine

Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?

4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?

Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?

Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...