Nhịp sống

Cần Thơ bắt tay thực hiện cơ chế đặc thù vừa được Quốc hội thông qua

Thứ năm, 13/01/2022, 10:43 AM

(NSMT) - Cần Thơ sẽ tập trung tuyên truyền tầm quan trọng của các cơ chế đặc thù vừa được Quốc hội thông qua, nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức từ thành phố đến cơ sở về chính sách này. Qua đó kêu gọi người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ tham gia thực hiện phát triển thành phố đúng định hướng đề ra - Ông Trần Việt Trường, phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khẳng định.

Nông dân mong chờ…

Canh tác 100 công đất tại nông trường sông Hậu, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, lão nông 77 tuổi Lâm Văn Tính đã và đang “chinh chiến” với nhiều giống cây ăn trái cho thu nhập từ vài tỷ đến vài ngoài chục tỷ đồng/năm.

Năm 2010 ông tung ra thị trường sản phẩm chuối cấy mô, xuất khẩu mang về 15 tỷ/ năm. Đến năm 2015 ông chuyển hướng sang canh tác thanh nhãn, mang về lợi nhuận 1 tỷ/năm. Nhưng ông vẫn đau đáu một nỗi niềm, trong suốt mấy chục năm làm nông nghiệp, ông phải phải phối hợp với nhiều tổ chức thu mua, dịch vụ marketing ở tận Bến Tre và TP. HCM. Ông mong chờ một tổ chức chuyên nghiệp đặt tại Cần Thơ, để giúp những người nông dân quảng bá sản phẩm, bán được hàng, được giá.

Lão nông Lâm Văn Tính mong chờ một tổ chức chuyên nghiệp đặt tại Cần Thơ, giúp những người nông dân quảng bá sản phẩm, bán được hàng, được giá.

Lão nông Lâm Văn Tính mong chờ một tổ chức chuyên nghiệp đặt tại Cần Thơ, giúp những người nông dân quảng bá sản phẩm, bán được hàng, được giá.

Ông Tính tâm tư: “Dù nhỏ, dù lớn gì… miễn có hàng hóa thì người đứng đầu tỉnh hoặc người đứng đầu chương trình phải đặt mình vào vị trí người nông dân để giúp nông dân. Cần Thơ là trung tâm đầu mối của ĐBSCL thì phải quảng cáo ra các nước cho người ta biết. Rồi nông dân biết, nông dân hiểu sẽ mạnh dạng làm. Khi mà nông dân sản xuất có lợi nhuận khá hơn thì họ sẽ hăng hái làm".

Không chỉ riêng ông Tính, mà còn rất nhiều nông dân, doanh nghiệp tại Nông trường Sông Hậu mong mỏi Cần Thơ là một trung tâm đầu mối về liên kết thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản của vùng ĐBSCL. Nông dân, doanh nghiệp làm ra sản phẩm không lo ế chợ, không sợ đi xa gánh gồng nhiều chi phí. Có như vậy, thế mạnh sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL mới được thay áo mới, góp phần cho người nông dân và doanh nghiệp làm giàu.

Bà Nguyễn Kim  Nhiên – Giám đốc công ty TNHH chế biến nông sản Kim Nhiên (huyện Cờ Đỏ) cho biết: “Công ty Kim Nhiên hiện bao tiêu vườn mãng cầu 50 hecta và có đại lý, nhà phân phối ở  Cần Thơ, TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa… Nếu có được trung tâm tập kết nông sản ở Cần Thơ, tôi sẽ phối hợp tiêu thụ nông sản tươi cho bà con nông dân mình theo chuỗi, chứ không làm riêng lẻ nữa”.

… Nhà nước và nhân dân cùng bắt tay thực hiện

Chiều ngày 11/1/2022, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ. Theo đó, TP Cần Thơ được hưởng 6 cơ chế, chính sách đặc thù.

Thứ nhất, TP Cần Thơ được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính và tổ chức khác trong nước, từ nguồn nước ngoài của Chính phủ vay về cho TP Cần Thơ vay lại với tổng mức dư nợ không vượt quá 60% số thu ngân sách của địa phương. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm, do Quốc hội quyết định. HĐND TP Cần Thơ quyết định áp dụng phí - lệ phí chưa được quy định trong Luật Phí và Lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí - lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí - lệ phí có trong luật (trừ án phí, lệ phí tòa án). Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí - lệ phí.

Thứ hai, HĐND thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, người chịu tác động.

Thứ ba, trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung đô thị.

Thứ tư, sau khi ngân sách thành phố đảm bảo đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội, HĐND thành phố được quyết định dùng nguồn còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Mức chi tăng thêm này dựa trên hiệu quả công việc và không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt do HĐND thành phố quy định. Việc chi thu nhập tăng thêm chỉ thực hiện khi TP tự cân đối được ngân sách.

Thứ năm, thành phố được thực hiện dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ theo phương thức xã hội hóa, đảo đảm chuẩn tắc luồng hàng hải cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào. Dự án có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng trở lên được áp dụng hình thức ưu đãi.

Thứ sáu, Thủ tướng sẽ lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ. Các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Trung tâm được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan và thuế, nếu đáp ứng một số điều kiện.

Chính sách đặc thù thứ sáu này là chính sách đã được Cần Thơ mong chờ trong thời gian dài khi đối mặt với tình trạng bị động, được mùa mất giá, không làm chủ được thị trường. Chính sách này được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp lớn bước vào Cần Thơ đầu tư hệ thống chế biến nông sản, nông dân bán được hàng. Một số địa phương tại Cần Thơ đang trên đà kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp với nhiều ưu đãi. Nay được hưởng chính sách đặc thù lại càng phấn khởi.

Đây là một bước ngoặt đặc biệt quan trọng giúp Cần Thơ có động lực mới, tạo ra đột phá thực sự để phát triển nhanh, hình thành sức lan tỏa lớn đối với cả khu vực ĐBSCL nhằm hoàn thiện vai trò là “thủ phủ” của miền Tây.

Nông trường Sông Hậu mong mỏi Cần Thơ là một trung tâm đầu mối về liên kết thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản của vùng ĐBSCL.

Nông trường Sông Hậu mong mỏi Cần Thơ là một trung tâm đầu mối về liên kết thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản của vùng ĐBSCL.

Ông Bùi Văn Kiệt – PCT UBND huyện Cờ Đỏ cho biết: “Tôi cho rằng đây là cơ hội rất tốt cho huyện, vì Cờ Đỏ phần lớn là làm nông nghiệp với diện tích 28.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước đây, phần lớn phải vận chuyển, bán tại TP. HCM. Bây giờ, có ngay trung tâm tại Cần Thơ thì chi phí vận chuyển rẻ hơn, tạo cơ hội cho HTX xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, cho bà con tiêu thụ sản phẩm với giá thành tốt hơn.

Riêng về huyện sẽ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương, trước hết là công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng của dự án. Hỗ trợ cho doanh nghiệp về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đất mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho dự án đầu tư sẽ phù hợp với quy hoạch”.

Ngay sau khi cơ chế, chính sách được thông qua, Cần Thơ bắt tay thực hiện ngay với những chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết: “Chúng tôi giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp có liên quan triển khai thực hiện một cách cụ thể nhất để đảm bảo phát huy tối đa lợi ích của các cơ chế, chính sách đặc thù này. Đặc biệt là đảm bảo cơ chế liên kết, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù giữa ngành chức năng của Cần Thơ với Trung ương. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất, kiến nghị với Trung ương những vấn đề mới phát sinh hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế.”

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Cần Thơ sẽ chủ động phối hợp, đề xuất các nội dung tổ chức triển khai thực hiện cụ thể đối với từng chính sách. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, sẽ chủ động tham mưu UBND TP đề xuất, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản triển khai thực hiện, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục và trong thời gian sớm nhất.

TP Cần Thơ với diện tích 1.400 km2, gồm 9 quận, huyện với hơn 1,2 triệu dân. Giai đoạn 2015 - 2020, thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân 7,53% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 97,2 triệu đồng (khoảng 4.136 USD). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015 - 2020 đạt hơn 280.000 tỷ đồng.

Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, TP Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, thời gian qua, TP Cần Thơ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa thực sự là trung tâm động lực của miền Tây. Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch chậm, nhất là công nghiệp; phát triển của ngành dịch vụ chưa tạo được sự đột phá, chưa trở thành trung tâm dịch vụ lớn, đa ngành của vùng ĐBSCL.

Các cơ chế, chính sách vừa được Quốc hội thông qua là giải pháp tăng thẩm quyền, tạo điều kiện cho chính quyền TP Cần Thơ chủ động và phản ứng nhanh, thích ứng kịp thời với những yêu cầu cấp bách kết nối các vùng, miền.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định ý nghĩa của những cơ chế, chính sách này với TP Cần Thơ. “Quốc hội đã tập trung thảo luận và thống nhất cao, thể chế hóa Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị, khơi dậy và phát huy tiềm năng lợi thế phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước và là đô thị hạt nhân của ĐBSCL.

Ngoài cơ chế được Quốc hội cho phép thí điểm ở một số địa phương trong thời gian qua, điểm mới của Nghị quyết này là Quốc hội cho phép thí điểm thêm 2 cơ chế đặc thù quan trọng khác là chính sách thu hút đầu tư xã hội hóa việc nạo vét cửa Định An về các cảng tại Cần Thơ và ưu đãi đối với các dự án đầu tư liên kết tiêu thụ nông sản phẩm nhằm thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế. Tạo ra giá trị tăng trưởng mới, tăng tính kết nối tiêu thụ và gia tăng giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh dịch vụ logistics, tăng tính cạnh tranh, thu hút lao động, ứng dụng KHCN để phát triển kinh tế xã hội cho TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Quang Lợi  
Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

(NSMT) - Ngày 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính (thuộc Học viện Hành chính Quốc gia) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp”.

Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024: Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em dịp hè

Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024: Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em dịp hè

(NSMT) - Mùa hè không chỉ là thời gian để nghỉ ngơi mà còn là cơ hội tuyệt vời để các em học sinh thư giãn, khám phá những điều mới mẻ ngoài khoảng thời gian tập trung vào việc học. Để có nhiều sân chơi bổ ích cho trẻ em, các cấp, các ngành, các tổ chức, chính quyền địa phương đang quan tâm, xây dựng, tổ chức và thể theo nguyện vọng của các em để bố trí các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục, giải trí, trải nghiệm...

Ra mắt câu lạc bộ doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ

Ra mắt câu lạc bộ doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ

(NSMT) - Chiều ngày 16/5, tại TP Cần Thơ tổ chức lễ ra mắt, kiện toàn, phân công nhiệm vụ Ban điều hành, Ban cố vấn, kết nạp hội viên và kế hoạch hoạt động năm 2024 của CLB doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ; do ông Bùi Vũ Phương làm Chủ tịch; ông Bùi Văn Đạo làm Trưởng ban Cố vấn, kết nạp 36 hội viên vào CLB.

Cần Thơ: Ra mắt mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

Cần Thơ: Ra mắt mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

(NSMT) - Chiều 16/5, tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thuỷ), Công an TP Cần Thơ và Sở Giáo dục - Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện mô hình “Trường học thân thiện, học sinh thanh lịch, không ma túy, không tệ nạn và không bạo lực học đường”. Mô hình được triển khai đến tất cả các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố.

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Tỉnh Sóc Trăng vừa thông báo và đề nghị một số tỉnh, thành phố nếu có nhu cầu sử dụng cát biển để làm đường cao tốc thì đăng ký với tỉnh.

Sóc Trăng có trên 10.700 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Sóc Trăng có trên 10.700 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Theo thông tin từ Sở GD - ĐT Sóc Trăng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Sóc Trăng có 10.738 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, giáo dục phổ thông có 9.825 thí sinh, giáo dục thường xuyên 470 thí sinh, thí sinh tự do là 443; toàn tỉnh có 34 điểm thi (tăng 7 điểm thi so với năm 2023).

Hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

Hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

(NSMT) - Từ đầu mùa khô năm 2024 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt; gần 1.000 tuyến đường, bờ kênh, nhà ở, kho xưởng, cầu giao thông bị hư hỏng, đổ sập do sụt lún, sạt lở; hàng ngàn ha rau màu bị thiếu nước tưới, chết khô; hàng trăm ha rừng bị cháy rụi…