Nếp nhà

Cần Thơ: Người bị bạo lực gia đình được trợ giúp pháp lý miễn phí

Thứ năm, 28/12/2023, 15:11 PM

Người bị bạo lực gia đình (BLGĐ) là đối tượng yếu thế cần được bảo vệ. Người bị BLGĐ sẽ được Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước hoặc tổ chức tham gia TGPL cung cấp dịch vụ TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng...

Theo quy định Luật Phòng, chống BLGĐ, BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Người bị bạo lực được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với BLGĐ, TGPL và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

Luật TGPL quy định nạn nhân bị BLGĐ được TGPL khi thuộc một trong các trường hợp: là người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn pháp luật cho người dân.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn pháp luật cho người dân.

Bên cạnh đó, nạn nhân bị BLGĐ thuộc một trong các trường hợp có khó khăn về tài chính sau đây cũng được TGPL: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV.

Theo đó, người bị BLGĐ được Trung tâm TGPL Nhà nước hoặc tổ chức tham gia TGPL cung cấp dịch vụ TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL, dưới các hình thức: tư vấn pháp luật (người thực hiện TGPL thực hiện tư vấn pháp luật cho người được TGPL bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc TGPL); tham gia tố tụng (người thực hiện TGPL tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL theo quy định của pháp luật) và đại diện ngoài tố tụng (người thực hiện TGPL đại diện cho người được TGPL trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Nạn nhân bị BLGĐ được TGPL mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác; có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL; được thông tin về quyền được TGPL, trình tự, thủ tục TGPL khi đến tổ chức thực hiện TGPL và các cơ quan nhà nước có liên quan, được quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL.

Việc nộp hồ sơ yêu cầu TGPL được thực hiện như sau: trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL, người yêu cầu TGPL nộp các giấy tờ, tài liệu quy định; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được TGPL. Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu TGPL nộp các giấy tờ, tài liệu quy định, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được TGPL. Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện TGPL, người yêu cầu TGPL phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được TGPL.

Các đối tượng thuộc diện được TGPL miễn phí có thể đến trực tiếp Trung tâm TGPL Nhà nước TP Cần Thơ để được tư vấn, hỗ trợ tại địa chỉ: số 1 đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; điện thoại: 0292. 3825. 926.

Theo Hoàng Yến (T/H) / Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.