Nhịp sống

Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức học trải nghiệm Giáo dục Địa phương tại Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Chủ nhật, 03/11/2024, 15:34 PM

(NSMT) – Ngày 3/11, Trường Trung học phổ thông An Khánh, quận Ninh Kiều đã tổ chức buổi học Giáo dục Địa phương khối 11 thông qua hoạt động trải nghiệm năm học 2024-2025. Theo đó, tất cả các em học sinh khối 11 đã được tham quan, học tập tại Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ.

Tại hoạt động giáo viên và các em học sinh đã thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Sau đó, các em học sinh đã tham quan các khu vực trưng bày, viếng mộ và nghe thuyết minh viên giới thiệu về thân thể, cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm nổi tiếng của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Sau khi thực hiện kết thúc hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ nộp sản phẩm học tập như thuyết trình, cảm nghĩ, bài thu hoạch,... của nhóm hoặc cá nhân theo yêu cầu của giáo viên phụ trách. Giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập học sinh thông qua các sản phẩm học tập như bài viết, thuyết trình, video clip,...

Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi - là một nhà thơ lớn, nhà soạn tuồng nổi tiếng của miền Nam vào cuối thế kỷ XIX, sinh năm 1807 tại thôn Bình Thủy, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ).

Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi - là một nhà thơ lớn, nhà soạn tuồng nổi tiếng của miền Nam vào cuối thế kỷ XIX, sinh năm 1807 tại thôn Bình Thủy, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ).

Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều tổ chức buổi học Giáo dục Địa phương khối 11 thông qua hoạt động trải nghiệm năm học 2024-2025.

Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều tổ chức buổi học Giáo dục Địa phương khối 11 thông qua hoạt động trải nghiệm năm học 2024-2025.

Tập thể giáo viên, học sinh Trường THPT An Khánh thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Tập thể giáo viên, học sinh Trường THPT An Khánh thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Giáo viên Trường THPT An Khánh thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Giáo viên Trường THPT An Khánh thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Học sinh Trường THPT An Khánh thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Học sinh Trường THPT An Khánh thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Thuyết minh viên giới thiệu về thân thể, cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm nổi tiếng của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Thuyết minh viên giới thiệu về thân thể, cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm nổi tiếng của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Các em học sinh đọc các tác phẩm nổi tiếng của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Các em học sinh đọc các tác phẩm nổi tiếng của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Giáo dục địa phương là môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương.

Tập thể giáo viên, học sinh Trường THPT An Khánh chụp hình lưu niệm tại Khu tưởng niệm cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ.

Tập thể giáo viên, học sinh Trường THPT An Khánh chụp hình lưu niệm tại Khu tưởng niệm cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ.

Các em học sinh ghi hình các thông tin, hình ảnh trưng bày tại Khu tưởng niệm cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ.

Các em học sinh ghi hình các thông tin, hình ảnh trưng bày tại Khu tưởng niệm cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ.

Empty
Các em học sinh tưởng niệm tại mộ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Các em học sinh tưởng niệm tại mộ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Empty
Empty
Empty
Empty

Cô Lê Di Thanh – Hiệu trưởng Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều cho biết: Mục đích tổ chức nội dung buổi học là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vùng đất, con người, những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống, con người của Cần Thơ. Đối với chủ đề về Lịch sử giúp cho học sinh biết được các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử văn hoá, nghề thủ công truyền thống, lịch sử đấu tranh của vùng đất Cần Thơ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chủ đề về Địa lý địa phương giúp học sinh hiểu rõ về nơi mình sinh sống về đặc điểm tự nhiên, xã hội, về tình hình dân cư, kinh tế, môi trường... tạo điều kiện phát triển du lịch Cần Thơ. Về Văn học giúp học sinh cảm thụ được vẻ đẹp trong sáng về tâm hồn, tính cách của con người Cần Thơ, về văn hoá, vẻ đẹp của quê hương Cần Thơ qua các tác phẩm văn học trước năm 1975.

“Để đạt yêu cầu việc tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối lớp 11 bám sát theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tài liệu giáo dục địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục phù hợp, hiệu quả theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo viên và học sinh phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình giảng dạy, học tập có các hoạt động trải nghiệm thực tế", cô Lê Di Thanh nhấn mạnh.

Anh Phạm Đình Ân - Phó Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều chia sẻ: “Hoạt động trải nghiệm hôm nay với chủ đề về Văn học, Lịch sử. Thông qua chương trình giáo dục địa phương giúp rèn luyện rất nhiều điều cho học sinh về phẩm chất yêu nước, lòng tự hào dân tộc , yêu những giá trị truyền thống của dân tộc. Giúp các em học sinh chăm chỉ thông qua việc học tập; trao dồi thêm về kỹ năng ứng xử và văn hoá nơi công cộng; kỹ năng sinh hoạt tập thể, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật; kỹ năng về quan sát, hợp tác làm việc nhóm".

Em Nguyễn Hoàng Vinh Hiển, học sinh lớp 11A4, Trường THPT An Khánh chia sẻ: “Buổi học trải nghiệm thực tế sáng nay tại Khu tưởng niệm giúp cho em biết được thêm rất nhiều thông tin về cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, có thể quan sát, tiếp cận trực tiếp với các thông tin, hiện vật, giúp cho em tiếp thu bài nhanh chóng hơn. Qua đó, em rút ra được nhiều bài học về tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Trong thời gian tới em mong muốn sẽ được tổ chức thêm lớp học trải nghiệm thực tế như thế này tại các Khu di tích lịch sử, văn hóa, các địa danh nổi tiếng tại nơi mình đang sống để thêm tự hào, yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương".

Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi - là một nhà thơ lớn, nhà soạn tuồng nổi tiếng của miền Nam vào cuối thế kỷ XIX, sinh năm 1807 tại thôn Bình Thủy, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) trong một gia đình ngư dân nghèo. Năm 1835 ông đỗ thủ khoa trong kì thi Hương ở Trường Gia Định. Ông được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai); rồi Tri huyện phủ Trà Vang (nay thuộc tỉnh Trà Vinh).

Năm 1848, vì bênh vực cho dân nghèo trong vụ án “Rạch Láng Thé”, ông bị quan lại, cường hào vu oan và bị triều đình kết tội chết. Vợ ông – bà Nguyễn Thị Tồn đã ra tận kinh đô Huế kêu oan cho chồng. Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được tha chết nhưng bị đày ra trấn thủ biên giới Vĩnh Thông (Châu Đốc). Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rồi đến ba tỉnh miền Tây Nam kỳ lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp trước sự thờ ơ bất lực của vua quan triều đình nhà Nguyễn. Xót xa trước cảnh mất nước, nhà tan Cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa cáo quan xin về quê (Bình Thủy) mở trường dạy học, làm thơ, hốt thuốc phục vụ nhân dân, rồi tham gia phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Ông mất ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), thọ 65 tuổi.

Cuộc đời của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng về sự công minh, chính trực, hết lòng vì dân, vì nước. Ông không chỉ là một nhà nho, một quan thanh liêm, chính trực, một nhà yêu nuớc; mà còn là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19 - một trong những danh nhân văn hóa của đất Cần Thơ được nhân dân tin yêu, trọng phục và được tôn vinh là một trong bốn “Rồng Vàng” của đất Nam Bộ. Tên tuổi ông tỏa sáng về tinh thần đấu tranh chống xâm lược, chống áp bức, bất công; nghĩa khí và những cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà là niềm tự hào không chỉ của người dân Cần Thơ mà là cả vùng Nam bộ.

---> Tech4Agri CanTho 2024 - Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị

Trung Phạm  
Phong Điền - Cần Thơ: Kết nạp đoàn viên Công đoàn và công nhận Nghiệp đoàn cơ sở hợp tác xã Tân Thới 1

Phong Điền - Cần Thơ: Kết nạp đoàn viên Công đoàn và công nhận Nghiệp đoàn cơ sở hợp tác xã Tân Thới 1

(NSMT) - Liên đoàn Lao động huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định kết nạp đoàn viên Công đoàn và công nhận Nghiệp đoàn cơ sở hợp tác xã Tân Thới 1.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc: Tự hào đoàn kết, hướng tới tương lai

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc: Tự hào đoàn kết, hướng tới tương lai

(NSMT) - Trong không khí hào hứng và phấn khởi của những ngày đầu tháng 11, trên nhiều ấp của các xã thuộc địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã diễn ra sôi nổi, đánh dấu kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024).

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam: Đẩy mạnh giao thương, tăng cường hợp tác vùng

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam: Đẩy mạnh giao thương, tăng cường hợp tác vùng

(NSMT) - Ngày 01/11, Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ. Hội chợ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/11 với sự tham gia của gần 400 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành của Việt Nam cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế, liên doanh Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…

Tech4Agri CanTho 2024 - Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị

Tech4Agri CanTho 2024 - Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị

(NSMT) – Ngày 1/11, nằm trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 đã diễn ra Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 - Tech4Agri CanTho 2024 với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ðánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”. Sự kiện diễn ra từ ngày 1 - 5/11, tại Trung tâm Xúc tiến Ðầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (108A, đường Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).

Cần Thơ tổ chức Hội nghị Khoa học Da liễu thẩm mỹ lần thứ 6

Cần Thơ tổ chức Hội nghị Khoa học Da liễu thẩm mỹ lần thứ 6

(NSMT) Với mong muốn tạo cơ hội gặp gỡ giữa các chuyên gia đầu ngành để chia sẻ, cập nhật kiến thức chuyên môn về da liễu thẩm mỹ cho các đồng nghiệp trong cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Đồng thời, để kết nối các đơn vị trong đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành Da liễu thẩm mỹ. Ngày 01/11, Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị Khoa học Da liễu thẩm mỹ thành phố Cần Thơ lần thứ 6 với chủ đề Da liễu thẩm mỹ - Bước đột phá và xu thế thời đại công nghệ.

Cần Thơ đẩy mạnh giải pháp tạo đột phá trong giải ngân các công trình, dự án trên địa bàn

Cần Thơ đẩy mạnh giải pháp tạo đột phá trong giải ngân các công trình, dự án trên địa bàn

(NSMT) - Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, đối chiếu với kế hoạch phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao của Chủ tịch UBND thành phố cũng như so sánh với văn bản cam kết tỷ lệ giải ngân của các chủ đầu tư/chủ dự án, đơn vị quản lý dự án, UBND các quận, huyện vẫn còn một số đơn vị vẫn chưa thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.