Sống khỏe

Cảnh báo: Người lớn không chủ quan với bệnh tay chân miệng

Thứ ba, 12/09/2023, 14:07 PM

(NSMT) - Bệnh tay chân miệng (TCM) thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc TCM nếu như không thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh và hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại vi rút gây bệnh.

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng (TCM) ở người lớn cũng tương tự như ở trẻ em. Tuy nhiên, triệu chứng TCM ở người lớn thường khó nhận biết, dễ bị bỏ qua, cộng với tâm lý chủ quan “người lớn không bị mắc TCM” sẽ dẫn đến việc bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời. Mặt khác, người lớn khi tiếp xúc với nguồn bệnh TCM, bản thân có thể mang mầm bệnh, sẽ trở thành nguồn lây bệnh cho trẻ em và các thành viên trong gia đình.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thời gian ủ bệnh TCM ở người lớn từ 3 - 6 ngày, khởi phát bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ và đau rát ở họng. Ban đầu trên cơ thể người mắc bệnh sẽ có các mụn nước nhỏ, xuất hiện ở trong miệng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, đầu gối, đùi, mông, vùng bẹn... Những nốt ở trong miệng rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Các vết loét trong miệng là vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước, đường kính khoảng 2-3mm, ở niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi, khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét trong miệng và gây đau. Tuy nhiên, một vài trường hợp, người mắc bệnh TCM không có những nốt mụn nước, thay vào đó chỉ phát ban đỏ nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Ở người trưởng thành, có thể có thêm các dấu hiệu: Ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức cơ, ăn uống không ngon...

Hầu hết người lớn mắc bệnh sẽ tự khỏi sau hơn một tuần và một số người lớn có sức đề kháng cơ thể yếu, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. TCM ở người lớn nếu không được chăm sóc và xử trí tốt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não, viêm não tủy...), biến chứng tim mạch (viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy tim, trụy tim mạch...). Các biến chứng này có thể nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Khi mắc bệnh, cần được thăm khám và thực hiện các biện pháp dự phòng đầy đủ nhằm hạn chế lây nhiễm cho người khác. Tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm, tránh cọ rửa, chà xát các vết mụn nước gây vỡ; có thể hòa loãng các dung dịch sát khuẩn vào nước để tắm. Quần áo nên chọn loại vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Có chế độ ăn uống đủ chất, tránh ăn đồ chua, thức ăn mặn hoặc cay, tránh các thức ăn cần nhai nhiều để giúp các vết loét trong miệng không bị tổn thương. Nên ăn thức ăn mềm nhẹ trong vài ngày, uống nhiều nước, nên dùng đồ uống nguội mát và súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn.

Các bác sĩ khuyến cáo người lớn cần chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân, đồng thời không trở thành nguồn lây TCM cho người khác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết mụn nước hoặc vết loét, sau khi chăm sóc người bệnh. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn như: Dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn hoặc ghế, sàn nhà... Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng chung các đồ dùng ăn uống với người bệnh; tránh tiếp xúc gần gũi (ôm, hôn) với những thành viên trong gia đình để hạn chế lây nhiễm bệnh.

Theo khuyến cáo từ BSCKI. Trường Quốc Chiến - CDC Cần Thơ

Nguyễn Duy - CDC Cần Thơ  
Kể cả vitamin, cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống!

Kể cả vitamin, cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống!

Mới đây, một bé 6 tháng tuổi bị ngộ độc do mẹ cho bé uống vitamin D tại nhà, phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương. Còn thống kê tại BV Nhi đồng TP Cần Thơ, từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 16 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc phải nhập viện điều trị. Vì thế, BS CKII Trương Cẩm Trinh, Trưởng khoa Khám BV Nhi đồng TP Cần Thơ khuyến cáo, khi trẻ bị bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Kể cả vitamin hay thuốc bổ, phụ huynh cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống, có thể dẫn đến quá liều, ngộ độc, thậm chí đe dọa tính mạng.

Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị.

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

(NSMT) - Ngày 8/5, đại diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vào lúc 22h00 tối ngày 5/5, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi H.B.H (5 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngứa mi mắt dữ dội, Bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ với tinh thần bệnh nhân là trung tâm đã tiếp nhận và điều trị kịp thời ngay trong đêm.

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.