Cha và con gái: Yêu thương đâu chỉ nói ra, cha biết cách yêu con hoàn hảo nhất
Đối với cha, yêu thương đâu nhất thiết phải nói ra, nhưng cha luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất!
Trong số các tác giả nhận giải cuộc thi viết "Cha và con gái" vào chiều ngày 28/6, em Ngô Ngọc Bảo (10 tuổi, Bắc Ninh) là người đạt giải thưởng thí sinh nhỏ tuổi nhất gửi bài dự thi với bài viết “Bố là tất của chúng con”.
Bài dự thi của em được viết dưới dạng một bức thư với nét chữ run run xúc động nhưng là những tâm tư, tình cảm chân chất gửi gắm đến người bố của mình.
Ngọc Bảo viết: "Việc chỉ sinh được 3 cô con gái, không có con trai khiến bố và gia đình chịu không ít áp lực từ xã hội. Đôi khi chỉ là những câu hỏi bâng quơ của hàng xóm láng giềng nhưng cũng đủ khiến bố mẹ em không khỏi chạnh lòng. Tuy nhiên, không vì thế mà bố không yêu thương các con mà chỉ là cách thể hiện tình cảm đó lại rất đặc biệt".
Ngày em đến nhận giải cuộc thi, có bà nội, bố mẹ và chị gái đi cùng từ Bắc Ninh xuống Hà Nội. Khi hỏi về bố của em mới biết, thật ra xuống Hà Nội không chỉ có 4 bà cháu, mẹ con mà còn có bố của em nhưng như thói quen cũ, anh chỉ lặng lẽ ở bên ngoài và đợi gia đình mà không xuất hiện.
“Khi biết tin bài viết của mình đạt giải thưởng, con rất vui mừng. Gia đình con, mọi người đã sắp xếp tất cả công việc để cùng con xuống Hà Nội nhận giải. Nhất là bố con, dù rất bận nhưng bố đã chở cả nhà con xuống đây. Con rất vui vì điều đó”, Ngọc Bảo nói.
Cô gái nhỏ tuổi này tâm sự thêm, khác với mẹ dịu dàng, gần gũi và hay thể hiện tình cảm dành cho con thì bố em lại thường nghiêm khắc, đôi khi khó tính và rất kiệm lời nhưng bố luôn yêu thương các con theo cách hoàn hảo nhất.
“Bố mẹ con sinh được 3 chị em gái nhưng cả nhà ai cũng yêu thương 3 chị em con. Con cũng yêu cả nhà nhưng con yêu bố nhất vì bố luôn yêu thương con theo cách riêng rất riêng của bố…
Với con, bố mẹ là người tuyệt vời nhất thế gian”, Ngọc Bảo tâm sự và bày tỏ tình cảm lớn lao dành cho cha mẹ.
Có lẽ, sự cứng rắn của người đàn ông, áp lực của trụ cột gia đình khiến cho việc thể hiện tình cảm của cha dành cho con trở nên vụng về, thô kệch nhưng rõ ràng những hành động cha làm lại luôn thấy sự yêu thương, sự ưu tiên dành trọn cho những “thiên thần”, cô con gái bé bỏng của mình.
Triết gia Cicero từng nói: “Trên Trái Đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình”.
Và cũng chính vì vậy, là người trực tiếp đọc và chấm các bài dự thi, nhà báo Hồ Minh Chiến - Tổng biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam, trưởng BTC cuộc thi đánh giá, cuộc thi đã chạm đến trái tim của nhiều người.
Đặc biệt với câu chuyện của gia đình em Ngọc Bảo càng thể hiện rõ hơn có một ngọn lửa ấm đang nhen lên trong mỗi gia đình, sưởi ấm những số phận, những cuộc đời và lan tỏa những nụ cười hạnh phúc.
Trưởng ban tổ chức Cuộc thi viết "Cha và con gái" cho biết, có những người cha ngoài đời xù xì, gai góc, chưa từng nói tiếng yêu con nhưng đi vào trang viết thì ấm áp, bao dung lạ thường. Có những người con gái hằng ngày bướng bỉnh, vô tâm nhưng khi đặt bút viết về cha thì tình yêu chảy tràn trên từng nét chữ.
Có những người cha oằn mình đạp xích lô chở giấc mơ con nhưng cũng có những người cha đã bỏ con gái nhỏ bé của mình để chạy theo những ảo vọng.
Có những người con ngoan ngoãn, hiếu thảo nhưng cũng có những người con vấp ngã, sai lầm. Tất cả đều được viết, được kể bằng một thái độ bao dung, tha thứ, lấp lánh những giá trị nhân văn. Theo nhà báo Hồ Minh Chiến, đó là điều kỳ diệu đến từ một cuộc thi kỳ diệu.
“Nhiều tác giả đã gửi thư cho chúng tôi đính kèm bài dự thi, bày tỏ sự xúc động khi được viết, được nói những điều bấy lâu nay ấp ủ trong lòng. Nói ra những tình cảm canh cánh trong lòng cũng là một sự dũng cảm, một nhu cầu để giải tỏa những ẩn ức, để đứng lên, bước tiếp và yêu thương. Một số tác giả dự thi nói rằng, họ không vì mục tiêu đoạt giải. Với họ, điều quan trọng nhất là những trang viết đầy ắp tình cảm ấy được lan tỏa, chia sẻ đến cộng đồng, để yêu thương, nhân ái, vị tha trở thành những sứ giả của hạnh phúc”, nhà báo Hồ Minh Chiến bày tỏ.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.