Văn hóa

Chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Thứ hai, 06/12/2021, 14:58 PM

Bên cạnh chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung, nước ta cũng dành sự quan tâm đến nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được chăm sóc thay thế.

Nếu không được nhận chăm sóc thay thế, địa phương làm thủ tục đưa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cần chăm sóc thay thế vào cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.

Nếu không được nhận chăm sóc thay thế, địa phương làm thủ tục đưa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cần chăm sóc thay thế vào cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.

Theo quy định của Luật Trẻ em tại chương Bảo vệ trẻ em, trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần chăm sóc thay thế gồm trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa; trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em; trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ; trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

Nhằm tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, giáo dục và sống trong môi trường lành mạnh, Luật Trẻ em quy định cụ thể về việc chăm sóc thay thế. Yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế trẻ em phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em; bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em; phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em; ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích.

Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau; bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Các hình thức chăm sóc thay thế: Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi; việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi; chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Điều kiện chăm sóc thay thế: Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế của Luật Trẻ em và đáp ứng các điều kiện như được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định của Luật Trẻ em; việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại của Luật Trẻ em hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện: Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em. Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.

Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế; thông báo cho UBND cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 6 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hàng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời. Bên cạnh đó, người nhận chăm sóc thay thế có quyền được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn; được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.

Trường hợp đưa trẻ em vào cơ quan trợ giúp xã hội: Chủ tịch UBND cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp sau: Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế... Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.

Để thực hiện tốt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các ngành và địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế về các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em, chăm sóc thay thế cho trẻ em; các kiến thức, kỹ năng về chăm sóc trẻ em nhằm đảm bảo trẻ em được chăm sóc và phát triển toàn diện...

Chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn còn gặp một số khó khăn

Hậu Giang có trên 178.000 trẻ em, trong đó có trên 1.400 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và gần 27.900 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Theo đánh giá của ngành chức năng, việc chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn một số khó khăn như nhận thức của cộng đồng về chăm sóc thay thế trẻ em còn hạn chế, cộng đồng chưa tham gia nhiều, chủ yếu việc nhận nuôi trẻ chủ yếu do người thân, họ hàng.

Phần lớn trẻ em khi bị bỏ rơi hoặc không nơi nương tựa thì địa phương làm thủ tục đưa vào cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung (Nhà trẻ Mồ côi Hoa Mai Vị Thanh, Nhà trẻ Mồ côi Hoa Mai Cần Thơ).

Theo Bích Châu

Link gốc tại Báo Hậu Giang Online

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…