Văn hóa

Chợ thời cách ly

Thứ hai, 19/07/2021, 12:45 PM

Trong những ngày giãn cách xã hội, chợ truyền thống ngưng hoạt động, người dân tại Cần Thơ đã chuyển qua mua thực phẩm tại các siêu thị hay cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang lo lắng về nguồn cung cũng bị “cách ly”, gãy gánh giữa chừng.

Tại Cần Thơ, khi có ca nhiễm đầu tiên tại Chợ Tân An, chính quyền TP phố đã nhanh chóng cho phong toả khu chợ này. Không lâu sau đó, TP cũng có công văn cấm chợ truyền thống hoạt động để hạn chế tối đa lây nhiễm ngoài cộng đồng.

IMG_2740

Nhà lồng 3 “Khu thực phẩm rau quả” thuộc chợ Cái Khế (Quận Ninh Kiều) đã tạm dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Ảnh: Bích Huyền

Được biết Chợ Tân An là một trong những chợ đầu mối lớn tại Cần Thơ, ngày bình thường cung ứng - phân phối  20-25 tấn rau, củ, quả; 40-50 tấn thuỷ sản các loại; 13-15 tấn thịt gia súc, gia cầm. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc cho nhiều bà nội trợ, việc chợ ngưng hoạt động cũng gây ra nhiều bất tiện cho người dân.

Cô H.T.T  (ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), nói: “Từ khi chợ bị phong tỏa, tôi chuyển qua mua đồ ở cửa hàng tiện ích và siêu thị. Nhưng tôi vẫn thích đi chợ truyền thống hơn vì đồ ăn tươi, làm sẵn tại chỗ, giá cả có khi rẻ hơn năm - mười ngàn đồng, còn vô siêu thị chỉ mua hàng chế biến công nghiệp chứ chưa quen đồ đông lạnh”, cô T nói.

Cùng suy nghĩ như cô T, chị D.T.V chia sẻ: “Nhiều khi mình thân tình với chủ sạp, người ta còn giảm giá thêm. Không chỉ vì giá rẻ hơn siêu thị 5- 10%, chợ truyền thống được nhiều cái hay như “cá đang bơi, “gà đang gáy”, vừa mua vừa thăm hỏi nhau. Nhưng dịch bệnh phức tạp, ai cũng phải hi sinh một chút vì cộng đồng. Chúng tôi chịu khó đi các các hàng tiện ích mua thực phẩm.”

IMG_2741

Cửa hàng Coop Food trên đường Phạm Ngũ Lão vẫn đẩy đủ những thực phẩm tươi sống. Ảnh Bích Huyền

Trong khi đó, nhiều người vẫn thích đi siêu thị hay cửa hàng tiện ích để mua thực phẩm vì cho rằng, thực phẩm đảm bảo vệ sinh hơn. Đó là lí do tại sao hiện nay, siêu thị và cửa hàng tiện ích mọc lên  “như nấm mọc sau mưa” để thay thế chợ truyền thống.

Chị N.T.H.A  (ở quận Cái Răng, Cần Thơ) chia sẻ: “Ở siêu thị, cùng một mặt hàng như lạp xưởng, có rất nhiều mẫu mã, nhiều chọn lựa, bao bì có ghi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hôm nào bận việc, họ giao hàng đến tận nhà. Giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, điều này đối với tôi rất tiện lợi”, chị A nói.

Anh Đặng Văn Hiền, sinh viên trường Đại học Cần Thơ nhận xét giá siêu thị và ngoài chợ lúc bình thường không chênh lệch là bao. “Hiện tại siêu thị vẫn cung cấp tương đối đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết. Nhưng thịt, cá, rau luôn cháy hàng”, - Anh Hiền cho hay.

Tuy nhiên, trong không gian nhỏ hẹp, diện tích dành cho hàng tươi sống không bao nhiêu nên rất dễ thiếu hàng. Đặc biệt, trong những ngày TP thực hiện chỉ thị 16, nguồn rau xanh cung ứng không kịp, tại các siêu thị cửa hàng gần như cháy hàng. Bên cạnh đó, với lượng người đổ vào các siêu thị để mua thực phẩm ngày càng đông, vì chợ truyền thống đã ngưng hoạt động, dẫn đến nơi này gồng mình chống chịu rủi ro từ đại dịch.

Nhân viên bảo vệ một cửa hàng tiện lợi ở đường Phạm Ngũ Lão chia sẻ kinh nghiệm đi mua hàng thời dịch: “Phải đi từ sáng sớm vì mỗi lần vào cửa hàng 5 – 7 khách, ai cũng phải xếp hàng chờ bên ngoài. Cứ một khách hàng mua đồ xong đi ra thì một người khác vào."

Tại quận Ninh Kiều – Cái Răng có khoảng 400.000 người, việc ngưng hoạt động 24 chợ truyền thống trên địa bàn 2 quận dẫn đến việc giải bài toán về nhu yếu phẩm lâu dài không phải là việc đơn giản.

Chặt chẽ như TPHCM, có 1.388 cơ sở sản xuất rau củ quả được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích canh tác 1.945ha (tương đương 12.972ha diện tích gieo trồng), sản lượng 227.542 tấn/năm, nhưng khi 93/234 chợ truyền thống trên địa bàn tạm ngưng hoạt động đã xuất hiện tình trạng 3 cọng hành 10.000 đồng, rau cải  55-60 ngàn đồng /kg, thậm chí cả trăm ngàn đồng.

Để giải quyết bài toán về cung cấp thực phẩm cho người dân trong những ngày giãn cách, vừa qua, Sở Công thương TP Cần Thơ thông báo đã tổ chức điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ người dân tại Trung tâm xúc tiến đầu tư – thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. 

Anh Nguyễn Văn Phong - Chủ Cantho Farm cho biết, anh và những người bạn đang lên kế hoạch kết nối nguồn cung, nếu chương trình bình ổn giá cần thì nông trại sẵn sàng tham gia. Bên cạnh đó, nông trại vẫn triển khai nhận đặt hàng, giao tới các khu cách ly, bảo đảm giá như yêu cầu bình ổn.

Hiện nay, những nông trại ở Cái Răng đã ngưng hoạt động, trên mạng chào bán giao tận nơi 100.000 đồng/kg gừng tặng thêm nửa ký sả chanh, 6 loại củ khoai tây, su su, khoai lang giá 60.000 đồng. Đây là những nỗ lực kiềm giữ giá, nhưng nguồn cung vẫn là nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo anh Phong, hiện có hai mối nguy tiềm ẩn, một là nhiều người sẽ bỏ nghề làm nông trại chuyển sang nghề khác. Hai là phần lớn người làm vườn trồng rau quả củ chờ khi nào hết dịch mới gieo trồng trở lại.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, chuyện cung cầu còn đang là bài toán khó, chính quyền địa phương cần xây dựng kế hoạch về nguồn cung ứng thực phẩm về lâu dài, để đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy.

Bích Huyền  
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.

Những cánh diều hòa cùng không khí kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Những cánh diều hòa cùng không khí kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau

(NSMT) - Sáng 16/11, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND Huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội thả diều nghệ thuật năm 2024 tại thị trấn Sông Đốc.

Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày 20/11

Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày 20/11

(NSMT) - Tối 14/11, Ban Chấp hành Đoàn Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức đêm Gala Hội diễn văn nghệ truyền thống chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.