Đi đâu

Chùa Cao Dân - Ngôi chùa di tích cấp Quốc gia tại Cà Mau

Thứ hai, 29/11/2021, 16:21 PM

(NSMT) - Chùa Cao Dân hay còn gọi là chùa Sareymenchey - là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Cà Mau. Chùa được quyết định xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2017.

Chùa Cao Dân tọa lạc tại Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, chùa được xây dựng từ năm 1922 và đến năm 1958 được dời đến địa điểm hiện tại.

Cách thành phố Cà Mau khoảng 16 km về phía Bắc, du khách có thể đến chùa Cao Dân bằng đường thủy. Xuất phát từ bến tàu A, theo kênh xáng Cà Mau khoảng 3 km rẽ trái vào vàm Ô Rô, đến UBND xã Tân Lộc rẽ phải theo sông Bạch Ngưu khoảng 3 km thì đến di tích.

Chánh điện chùa Cao Dân. Ảnh thamhiemmekong.

Chánh điện chùa Cao Dân. Ảnh thamhiemmekong.

Chùa Cao Dân không chỉ là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Cà Mau, là điểm sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh, người Khmer mà còn là cơ sở bí mật của Cách mạng, nơi nuôi giấu các cán bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến.

Nhiều Phật tử, chư tăng của chùa Cao Dân từng tham gia kháng chiến, tiêu biểu là Cố Đại Đức Hữu Nhem, nguyên trụ trì chùa đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Người đã từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng khu Tây Nam bộ, tích cực vận động các nhà sư, Ban Quản trị các chùa và đông đảo đồng bào dân tộc Kinh – Hoa – Khmer ở địa phương tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ảnh hưởng của 2 cuộc chiến chùa Cao Dân từng xuống cấp hư hỏng nặng nề, nhiều chư Tăng, Phật tử đã anh dũng hy sinh. Xung quang khuôn viên của Chùa Cao Dân vẫn còn nhiều hố bom chưa san lấp, như minh chứng sự tàn phá của chiến tranh và tinh thần quật khởi, yêu nước của Phật tử, chư tăng. Năm 2008, Ban Quản trị cùng trụ trì chùa thực hiện thủ tục xin phép xây dựng lại Chánh điện, đến nay đã hoàn thành khang trang và tổ chức lễ khánh thành đưa vào sử dụng.

Chùa Cao Dân từng là cơ sở bí mật của cách mạng. Ảnh: camau.gov

Chùa Cao Dân từng là cơ sở bí mật của cách mạng. Ảnh: camau.gov

Trong quá trình hình thành và phát triển, Chùa Cao Dân vừa làm tròn nhiệm vụ giữ đạo, vừa làm tốt nhiệm vụ của người dân yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng, của cách mạng, và đã tạo được những thành quả rất đáng trân trọng. Đồng thời, không tách rời khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tham gia, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân (bìa trái) trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho Chùa Cao Dân. Ảnh: camau.gov

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân (bìa trái) trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho Chùa Cao Dân. Ảnh: camau.gov

Bên cạnh đó, từ khi đất nước giải phóng, chùa Cao Dân trở thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và là nơi hội họp của các ban ngành ở địa phương cũng như là trường học từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở. Từ mái trường này, nhiều cán bộ trí thức hiện giữ nhiều vai trò quan trọng trong các cấp Đảng, Nhà nước ở địa phương đã được đào tạo. Vào cuối năm 1995, chùa Cao Dân đã hiến trên 200 m2 đất xây dựng trường Phổ thông Dân tộc Hữu Nhem huyện Thới Bình.

Với ý nghĩa lịch sử đã ghi dấu và lưu lại, chùa Cao Dân được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào ngày 11/10/2007.

Đến năm 2017, chùa Cao Dân được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và tổ chức lễ công bố quyết định đúng vào dịp Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Ban Quản trị chùa nói riêng và của bà con đồng bào dân tộc Khmer cùng chính quyền và Nhân dân trong tỉnh nói chung.

Thảo Nguyên (T/H)  
Trải nghiệm Đồng Tháp với 6 tour du lịch dịp Lễ hội Sen năm 2024

Trải nghiệm Đồng Tháp với 6 tour du lịch dịp Lễ hội Sen năm 2024

(NSMT) - Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng 6 tour tham quan và khám phá Đồng Tháp nhân dịp diễn ra Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024, từ ngày 16 đến 19/5. Bên cạnh trải nghiệm lễ hội, du khách có thể tham quan trọn vẹn Đồng Tháp với các tour dưới đây.

Du lịch Cần Thơ mùa trái cây

Du lịch Cần Thơ mùa trái cây

TP Cần Thơ có hơn 24.500ha cây ăn trái các loại, trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản, như dâu Hạ Châu, sầu riêng, măng cụt... Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà vườn kết hợp làm du lịch. Kể từ tháng 5, mùa trái cây cũng bắt đầu vào vụ và dần chín rộ, các vườn trái cây trở thành những điểm đến được du khách ưa thích.

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

(NSMT) - Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tỉnh ước đón hơn 270.000 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong đó, TP. Phú Quốc ước đón trên 125.000 lượt khách, tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để người dân phòng tránh.

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thay vì trải nghiệm toàn đảo Phú Quốc, du khách thông thái đang truyền tai nhau dành trọn 3 ngày tại Thị trấn Hoàng Hôn khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những dịch vụ đẳng cấp với chi phí chỉ từ 4-7 triệu đồng/người.

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

(NSMT) - Đổ xăng đầy bình rồi vòng vèo, vừa khám phá miệt vườn sông nước xứ Tây Đô, vừa thưởng thức những món chay ngon dành cho người ăn chay hoặc thích lối sống xanh, hẳn “tour không ăn thịt” này sẽ là một ý tưởng khá hay ho gợi ý cho bạn trong dịp lễ?

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

(NSMT) - Từ ngày 17-21/4, các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ đã thu hút khoảng 870.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại TP. Cần Thơ.