Con đường riêng của Phạm Nghĩa Food
(NSMT) - Không phải là doanh nghiệp duy nhất theo đuổi việc tạo ra giá trị tăng thêm cho cá thát lát, nhưng ông Phạm Trọng Nghĩa - CEO Phạm Nghĩa Food, có con đường riêng.
Tầm nhìn khép kín
Ở ĐBSCL, tách khỏi đám đông, chọn lọc loài cá nước ngọt thương mại hóa, đầu tư từ nuôi trồng tới chỉnh chu sản phẩm trên bàn ăn ngay khi định hình doanh nghiệp, Phạm Nghĩa Food là trường hợp khác biệt, tầm nhìn khép kín.
Con đường riêng, coi trọng giá trị khác biệt đã giúp Phạm Nghĩa Food có bộ sưu tập 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát. Nổi tiếng nhất là cá thát lát rút xương và cá thát lát rút xương Kim Sa, tạo hình cá nguyên con đa dạng kích cỡ.

Sản phẩm chà bông thượng hạng - siêu phẩm chào đón năm mới 2022 của Phạm Nghĩa Food.
Cá thát lát rút xương Kim Sa có thêm nhân trứng muối, hương thơm, vị mặn, dung hoà vị giác, giúp cho phần thịt cá thát lát bên trong thêm phần dai ngon, dùng với các loại sốt (chanh dây, nấm, chua ngọt,…) đậm hương vị, bùi, phù hợp với khẩu vị nhiều vùng miền, được các nhà hàng, đám tiệc lựa chọn.
Ông Phạm Trọng Nghĩa - CEO Phạm Nghĩa Food (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) từng có một thời cơ cực khi tự nghiên cứu và tổ chức sản xuất, tự tìm con đường riêng từ quy mô siêu nhỏ nuôi khát vọng trở thành nơi nuôi, chế biến cá thát lát theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó lại trùng khớp với mục tiêu phát triển chương trình có tính toàn cầu.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết, trong số 10.336 (56%) loài cá nước ngọt đã được bảo tồn, 30% được coi là có nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2020, thời điểm ảm đạm đối với cá nước ngọt, 80 loài cá nước ngọt được IUCN tuyên bố đã tuyệt chủng và 10 loài khác được tuyên bố là tuyệt chủng trong tự nhiên và 115 được phân loại là “Cực kỳ nguy cấp có thể tuyệt chủng".
Nuôi trồng thủy sản chiếm 46% sản lượng cá thế giới (51 triệu tấn), chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cũng không thể bù đắp sự mất mát trong tự nhiên - Theo Tiến sĩ Jon Hutton, Giám đốc điều hành Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Phạm Nghĩa Food là đơn vị tiên phong chế biến và sản xuất các sản phẩm từ cá thát lát cung cấp cho trị trường trong nước lẫn quốc tế.
Góc nhìn từ bàn ăn
Xu hướng lựa chọn thực phẩm ngày càng ưa cá hơn thịt. Nhưng nếu không làm cho cá trở thành món ngon, bổ dưỡng, giàu hương vị thì mọi thứ thành vô nghĩa. Đối với Phạm Nghĩa Food, an toàn, chất lượng, giá trị dinh dưỡng và không đứt hàng là yếu tố đặt lên hàng đầu. Có lẽ vì vậy, sản phẩm của Phạm Nghĩa Food luôn có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn, 70 nhà phân phối, đại lý trong cả nước.
Để khép kín cung đường từ vùng nuôi tới thị trường, Phạm Nghĩa Food tập trung “vùng nuôi đến bàn ăn”, đầu tư xây dựng quy trình đồng bộ: vùng nguyên liệu riêng chuẩn VietGAP và GlobalGAP, dây chuyền sản xuất chuẩn HACCP và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Phạm Nghĩa cũng là doanh nghiệp đầu tiên đạt chứng nhận vườn ươm công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (KVIP) và liên tục nhận nhiều giải thưởng nổi bật. Ngay trong những thời khắc khó khăn nhất do đại dịch Covid-19, Phạm Nghĩa Food vừa tập trung vào việc sản xuất 3 tại chỗ vừa tổ chức huấn luyện nội bộ về quy chuẩn, duy trì sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích mọi thách thức và tìm kiếm cơ hội.

Các sản phẩm của Phạm Nghĩa Food luôn được nhiều khách hàng tin dùng.
Nhờ đó, khi nhịp độ kinh tế phục hồi, Phạm Nghĩa Food luôn ở vị trí dẫn đầu thị trường cung ứng về sản phẩm chế biến từ cá thát lát – trong nước và xuất khẩu. Chả cá Phạm Nghĩa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ... được khách hàng ưa chuộng, bởi chất lượng ổn định, an toàn, hợp tiêu chuẩn quốc tế.
Theo dự báo thị phần xuất khẩu cá thát lát trong những năm tới sẽ tăng, Phạm Nghĩa Food đang lên kế hoạch xây dựng thêm nhà máy chế biến để đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng. Bên cạnh các sản phẩm chủ đạo làm từ cá thát lát rút xương, Phạm Nghĩa Food tiếp tục đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ cá thát lát như các loại chả viên, chả hoa, xúc xích... Đặc biệt, nhóm R&D đã và đang nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, giàu dinh dưỡng, tiện dụng cho mẹ và bé như chà bông làm từ lươn, tôm, ghẹ, cá lóc... là nguồn thủy sản nuôi phổ biến, cần đầu ra ở ĐBSCL.
Con đường riêng của Phạm Nghĩa Food, xưa nay là dù ở quy mô nhỏ nhưng mọi tính toán phải đúng ngay từ đầu.
Cà Mau: Hơn 600 hộ dân thiếu nước sạch ở một xã nông thôn mới
NSMT) - Ngày 20/3, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau - ông Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác đi khảo sát một số hộ dân thiếu nước sạch sinh hoạt tại ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.
Cà Mau: Phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số năm 2025
(NSMT) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Nguyễn Minh Luân vừa ký Kế hoạch phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Sóc Trăng: Công an xã ra mắt Tổ phản ứng nhanh đảm bảo an ninh, trật tự
Công an xã Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị triển khai, quán triệt về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an xã, ra mắt Tổ phản ứng nhanh đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã...
Cần Thơ: Trường THPT Nguyễn Việt Hồng giáo dục truyền thống về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Hồng cho học sinh
(NSMT) - Kỷ niệm 56 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sĩ (AHLS) Nguyễn Việt Hồng (17/3/1969 - 17/3/2025), Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức buổi giáo dục truyền thống về AHLS Nguyễn Việt Hồng cho học sinh. Buổi lễ được diễn ra trang trọng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Tuyền nhằm tưởng nhớ và tri ân những cống hiến to lớn của AHLS Nguyễn Việt Hồng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
10 ngành học có triển vọng trong năm 2025
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề giai đoạn 2024-2030 ngày càng cao.
Kiên Giang: Thành phố Rạch Giá được công nhận là đô thị loại 1
Chiều 15/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Cần Thơ: Ưu tiên tổ chức nhiều hoạt động bổ ích cho người lao động
(NSMT) - Sáng 15/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Cần Thơ phối hợp với Sở văn hoá tổ chức Hội thảo truyền thông công tác phòng chống hiệu quả các bệnh ung thư thường gặp và cập nhật sự phát triển các phương pháp điều trị. Tại đây, LĐLĐ Thành phố cũng đã phát động hội thi trực tuyến với chủ đề "Tìm hiểu pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và chính sách cho người lao động" tại TP. Cần Thơ.