Văn hóa

Cùng con khởi động việc học sau Tết

Thứ năm, 17/02/2022, 10:15 AM

(NSMT) - Ðể nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học tập trung là điều phụ huynh quan tâm sau giai đoạn nghỉ Tết. Nhiều phụ huynh thường xuyên nhắc nhở, động viên trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn ngủ có giờ giấc, chuẩn bị bài vở để chủ động, hiệu quả hơn trong việc học tập khi sang năm mới.

Tết này, chị Quỳnh Nga ở quận Cái Răng đưa các con về quê ngoại ở Long An chơi đến hết mùng 4, sau đó cả nhà về Cần Thơ. Ðể các con có thêm phấn khởi bước vào học kỳ mới sau giai đoạn học online tại nhà, chị Nga phụ các con dọn lại góc học tập gọn gàng, chuẩn bị đầy đủ đồng phục, giày, dụng cụ, sách vở, phần bài tập nào thầy cô cho trước đó chưa hoàn thành thì cố gắng làm cho xong.

Chị Nga kể: “Con trai lớn tôi học lớp 12, con gái học lớp 8. Ngoài việc học tập trung, các con còn học và ôn thi một số môn trực tuyến nên cần phân bổ thời gian hợp lý, ăn uống đủ chất. Con trai lớn sắp bước vào những kỳ thi quan trọng nên cần có tâm lý tốt và sức khỏe đảm bảo. Dù các con được tiêm ngừa đầy đủ, nhưng tôi vẫn nhắc các con khi đi học trực tiếp chú ý tuân thủ quy định về phòng ngừa dịch bệnh. Mỗi ngày tôi trang bị cho con khẩu trang, nước sát khuẩn, nước uống, hạn chế đến hàng quán, căng tin đông người”.

Có phụ huynh quan tâm hỗ trợ, nhiều trẻ bắt nhịp thuận lợi với việc học sau Tết.

Có phụ huynh quan tâm hỗ trợ, nhiều trẻ bắt nhịp thuận lợi với việc học sau Tết.

Năm nay, được cơ quan cho nghỉ sớm, anh Truyền Văn ở quận Ô Môn tranh thủ đưa con đi thăm hai bên nội, ngoại rồi về nhà, chủ yếu đón Tết tại gia để cùng 2 con trai đang học lớp 12 và lớp 10 sắp xếp, chuẩn bị học trực tiếp tại trường. Anh cũng tập cho con trai nhỏ điều khiển xe đạp điện để tự đi học. Thấy các con có vẻ lo lắng về việc tiếp thu kiến thức, anh Văn động viên, cùng con hệ thống lại bài vở. Anh Văn chia sẻ: “Những thay đổi trong việc học từ trực tuyến sang trực tiếp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con trẻ, nhất là về mặt tâm lý. Tôi nghĩ trong giai đoạn đầu đi học lại, phụ huynh không nên đặt áp lực về điểm số, kiến thức mà nên quan sát, lắng nghe và thấu hiểu để giúp đỡ con khi cần thiết”.

Mấy ngày nay, 2 con trai sinh đôi học lớp 9 của chị Ngọc Mai ở quận Ninh Kiều bắt nhịp tốt với việc học tại trường. Nghỉ Tết, chị Mai đưa các con về quê nội ở Vĩnh Long chơi ít ngày rồi về nhà nghỉ ngơi lấy sức để con đi học, mẹ đi làm. Chị Mai cho biết: “Sau kỳ nghỉ dài ngày, thấy các con uể oải do thức khuya, ngủ nướng, sinh hoạt xáo trộn nên tôi nhanh chóng rèn vô nền nếp. Tôi giúp các con sắp xếp lại giờ giấc, nhắc nhở ăn sáng đầy đủ để giữ gìn sức khỏe. Năm nay, các con thi chuyển cấp, qua học kỳ 2 này là bước vào giai đoạn ôn thi nước rút nên tôi luôn động viên tinh thần để con nỗ lực học tập”.

Học online trong thời gian trước đó cùng lịch nghỉ Tết kéo dài, một số phụ huynh thường hay cho trẻ vui chơi thoải mái nên tác động không nhỏ đến những thói quen học tập hằng ngày. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho việc nhập học sau Tết, đa số phụ huynh quan tâm điều chỉnh sinh hoạt, giúp con ngủ đúng giờ, dậy sớm để tạo “đồng hồ sinh học” cho bản thân, cùng con chuẩn bị “hành trang đến trường” để trẻ cảm thấy vui khi được gặp lại thầy cô, bạn bè.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn học trực tuyến, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử nên khi chuyển sang hình thức học tập trung, một số phụ huynh khá vất vả trong việc tách con ra khỏi máy tính, điện thoại. Anh Huy Phong ở quận Ninh Kiều, kể: “Trước đây, mỗi ngày, con gái tôi đang học lớp 6 dùng máy tính khoảng 7 giờ cho việc học online, học thêm tiếng Anh, chưa kể thời gian chơi game, xem các chương trình giải trí khác. Cháu đã quen với việc đến giờ học là ngồi vào bàn, bật máy lên, tương tác với thầy cô, bạn bè qua màn hình. Con còn có tâm lý sợ dịch bệnh nên không dám ra ngoài, tiếp xúc người lạ. Giờ bước vào môi trường học tập trung, vợ chồng tôi dành thời gian giải thích, động viên, hỗ trợ con rất nhiều để thích nghi”.

Ðối với chị Ngọc Dung ở quận Bình Thủy thì nỗi khổ “hậu Tết” là người giữ trẻ xin nghỉ việc luôn, về quê. Chồng chị Dung công tác ở Vĩnh Long, thường đi làm cả tuần mới về. Trong thời gian chưa tìm được người giữ con, mà trường mầm non gần nhà chỉ giữ trẻ 1 buổi, không tiện đưa rước nên chị Dung gởi con gái 2 tuổi nhờ bà nội giữ. Còn con trai học lớp 3 thì sáng đi học, trưa chị Dung rước rồi gởi luôn ở nhà nội. Ðể đảm bảo an toàn, chị Dung nhắc con đeo khẩu trang, mang theo nước uống, cồn xịt khuẩn. Mỗi khi cô giáo gởi bài tập thì chị chuyển cho con trai làm, sau đó chụp gởi cô kiểm tra lại. Chị Dung chia sẻ: “Bạn bè tôi nhiều người có con nhỏ cũng chung cảnh này, nhờ người thân hỗ trợ. Tôi mong các trường sớm ổn định, cho trẻ học bán trú”.

Sau thời gian nghỉ Tết, với kế hoạch sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ cùng sự quan tâm, khích lệ tinh thần, các phụ huynh đã hỗ trợ con cái thích nghi tốt với việc học tập trong môi trường mới. Qua đó, đảm bảo sức khỏe, cân bằng tâm lý, khởi đầu cho một năm học hành hiệu quả.

Khánh Tường  
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Giao tiếp kết nối yêu thương

Giao tiếp kết nối yêu thương

Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.