Đại lão võ sư La Văn Long - Hành trình vang danh võ học Nam Bộ
(NSMT) - Sáng 11/3, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam đã tổ chức Lễ Vinh danh, danh nhân võ học - Đại lão võ sư La Văn Long nhằm tôn vinh những thành tích mà ông đã cống hiến cho nền võ thuật nước nhà suốt bao năm qua. Sự kiện diễn ra tại hội trường khán đài B, Sân vận động Cần Thơ.
Phong trào võ học của TP Cần Thơ đã phát triển từ trước năm 1975 với 5 môn là Judo, Taekwondo, Karate, Vovinam và Võ Cổ truyền. Sau ngày đất nước thống nhất, các hoạt động võ thuật tạm gián đoạn cho đến năm 1980 mới được khôi phục trở lại và liên tục lớn mạnh, phát triển thêm nhiều môn mới như jujitsu, boxing, kick boxing... đồng thời đóng góp nhiều thành tích cho thể thao Cần Thơ.

Chân dung danh nhân võ học - Đại lão võ sư La Văn Long.
Võ Sư La Văn Long, tên thật là Võ Tùng Hiếu (78 tuổi, ngụ tại Nhơn Bình, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long). Từ năm 1965 - 1968 Thầy La Văn Long dạy võ tại dãy phố 18, đường Phan Thanh Giản (nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh), được Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh truyền đạt lại Võ Lâm Chánh Tông, ngày chẵn dạy Thái cực đạo, ngày lẻ dạy Võ cổ truyền Võ Lâm Chánh Tông. Lúc này có khoảng 30 võ sinh cả hai bên: Võ sinh Đoàn Văn Dữ, Phùng Kiến Lạc, Huỳnh Văn Thông, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Khoa.
Năm 1968 - 1970, Thầy La Văn Long chuyển qua hẻm 116 đối diện đường Phan Thanh Giản, lấy tên Võ đường Việt Nam (Thái Cực Đạo phối hợp Võ Lâm Chánh Tông – Đoàn Tâm Ảnh) thêm được nhiều võ sinh: Lưu Văn Mum, Đoàn Văn Dình, một số môn sinh khác. Sau 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tất cả không được dạy võ theo lệnh Ủy Ban Quân Quản TP Cần Thơ, việc dạy học của thầy Long bị gián đoạn.

Đại lão võ sư La Văn Long nhận bằng khen vinh dự.
Đến năm 1980, thầy La Văn Long được Thành đoàn mời phối hợp tổ chức dạy Võ Cổ truyền và Thái Cực Đạo cho Sở Công an tại Cung thiếu Nhi trong Hội trường, ngoài sân bóng rổ khoảng 200 võ sinh, Thái Cực Đạo cho nhân dân ngày chẵn, dạy Võ Lâm Chánh Tông ngày lẻ thì số lượng lên khoảng 400 võ sinh giờ đầu và giờ sau. Trong khoảng thời gian này, thầy La Văn Long được bầu làm Chủ tịch Hội Võ thuật Thái Cực Đạo và Võ cổ truyền TP Cần Thơ. Sau năm 1985, thầy La Văn Long chuyển sang làm Chủ tịch hội võ thái Cực Đạo, bàn giao cho Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh làm Chủ tịch Hội Võ cổ truyền. Từ năm 2014 đến nay, thầy La Văn Long vẫn tiếp tục chỉ đạo lớp Taekwondo và Côn Lôn Bắc Phái, được hàng ngàn võ sinh có tên tuổi theo học: Võ sư Phùng Kiến Lạc, Võ sư Đoàn Văn Dữ, Võ sư Lê Thành Lắm, Võ sư Phạm Văn Minh... đều thi đấu đạt thành tích cao.

Bằng khen là sự vinh danh của tổ chức võ thuật Việt Nam dành cho những công lao, cống hiến to lớn mà Đại lão võ sư La Văn Long đã mang lại cho nước nhà trong suốt bao năm qua.
Với những công lao và đóng góp to lớn cho sự phát triển của bộ môn võ cổ truyền tại TP cần Thơ nói chung và Bộ môn Côn Lôn Bắc Phái nói riêng, ngày 15/03/2023, Viện nghiên cứu phát triển và quảng bá Võ học Việt Nam đã tặng Bằng vinh Danh cho Đại Lão Võ sư La Văn Long, đây cũng là niềm tự hào của các thế hệ thầy và trò Môn phái Võ Lâm Chánh Tông, Côn Lôn Bắc phái.
Mong rằng thầy đủ sức khỏe để tiếp tục phấn đấu, cống hiến và truyền đạt những tinh hoa cho các thế hệ tiếp theo của môn phái và sự phát triển võ cổ truyền tại TP Cần Thơ.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Chia tay ngày Valentine
Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.
Vì sao có tới 3 ngày Valentine?
Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.
Valentine 14/2 ai là người tặng quà?
Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...