Nếp nhà

Dạy con tiết kiệm, quản lý chi tiêu

Thứ hai, 25/07/2022, 17:07 PM

Chị Ngọc Hà ở quận Cái Răng vừa tổ chức cho gia đình một chuyến du lịch ở Hà Nội. Trước khi đi, cậu con trai lớn 17 tuổi và con gái út 13 tuổi của chị Hà đập ống heo, hùn tiền với mẹ mua vé máy bay. Trong suốt chuyến đi, các con không đòi mẹ mua sắm như trước đây, mà còn lên mạng tìm hiểu và giới thiệu cho mẹ những nơi bán thức ăn ngon, vệ sinh, giá rẻ. Các con còn nói, khi về nhà sẽ tiếp tục để dành tiền, mai mốt cả nhà đi chơi nữa.

Chị Hà làm kế toán, chồng có tiệm bán đồ gia dụng, thu nhập ổn định. Trước đây, do bà nội quá cưng chiều nên các con chị Hà đòi gì được nấy, thường phung phí trong sinh hoạt, nhiều món đồ mua nhưng không sử dụng… Thấy vậy không ổn, chị Hà trình bày với má chồng về việc uốn nắn lại các con. Chị Hà kể: “Tôi tập cho các con thực hành tiết kiệm, dạy con cách sử dụng tiền sao cho hợp lý, giúp con có nhận thức đúng đắn về giá trị đồng tiền, phải lao động vất vả mới có. Tôi dạy các con ngoài giờ học phụ cha bán hàng, làm việc nhà để được trả lương, con trai lớn còn phụ cha tính toán tiền mua bán trong ngày. Mỗi tuần, tôi cho các con khoản tiền tiêu vặt, nếu không chi xài thì bỏ vào ống heo, mỗi năm đập heo gởi vào sổ tiết kiệm riêng. Dần dà, các con có sự thay đổi, biết tính toán chi tiêu, tự lấy tiền để dành mua quần áo, giày, không xin tiền mẹ nữa. Mấy năm nay, khi gia đình có kế hoạch mua sắm, du lịch, các con tự nguyện đóng góp một phần và rất hãnh diện vì điều này”.

Nhiều trẻ thực hành tiết kiệm bằng cách bỏ ống heo.

Nhiều trẻ thực hành tiết kiệm bằng cách bỏ ống heo.

Chị Yến Ngọc ở quận Bình Thủy có 2 con gái sinh đôi học lớp 6. Ngay từ nhỏ, chị Ngọc đã khuyến khích con tiết kiệm. Khi nào cần mua những món đồ yêu thích, các con sẽ  đem tiền theo để tự trả. Những món hợp lý mà giá hơi cao, con không đủ tiền mua thì được mẹ cho thêm. Chị Ngọc có nhóm bạn hay làm từ thiện, mỗi khi tổ chức tặng quà ở các trung tâm xã hội, chị đều dẫn con theo. Tiếp xúc với những người có hoàn cảnh khó khăn, các con chị biết trân trọng những gì đang có, ý thức hơn trong cư xử, biết quan tâm, chia sẻ với người khác, sống giản dị, hòa đồng. Hè này, 2 con gái chị Ngọc còn chuẩn bị đồ chơi, sách vở, dụng cụ học tập, quần áo gởi tặng các bạn học sinh ở vùng xa.

Mỗi gia đình có cách quản lý chi tiêu của con khác nhau. Dạy con tiết kiệm là một kỹ năng mà phụ huynh cần trang bị cho con càng sớm càng tốt. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ biết xài tiền hợp lý, có ý thức dành dụm, tự chủ tài chính, chủ động hơn khi xây dựng cuộc sống tương lai sau này. Cha mẹ nêu gương, chi xài hữu ích, đúng mục đích sẽ góp phần giáo dục con thêm hiệu quả.

Theo Cát Tường / Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.

Các gia đình

Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp

Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Bắt nhịp sau Tết

Bắt nhịp sau Tết

Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.