Nhịp sống

ĐBSCL triển khai nhiều giải pháp ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn

Chủ nhật, 07/11/2021, 08:22 AM

(NSMT) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh An Giang, khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, mực nước trên sông Hậu tại Châu Đốc và trên sông Tiền tại Tân Châu đều ở mức dưới báo động 1. Vì thế, bên cạnh việc tự chuyển đổi sinh kế cho người dân, các địa phương tại ĐBSCL đã chuẩn bị tinh thần và phương án ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn.

Theo GS. Tăng Đức Thắng, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, năm nay, trong điều kiện xâm nhập mặn diễn ra sớm, sẽ có ít nước tự nhiên để sản xuất hơn. Việc này cũng tương tự như năm 2016 - một năm hạn mặn rất nghiêm trọng. Dự báo, xâm nhập mặn sẽ xảy ra vào tháng 12 tới đây, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022.

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn vùng Nam bộ gieo sạ 1 triệu 600 ngàn hecta. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm nên các địa phương ĐBSCL thống nhất theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra. Xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và mặn xâm nhập, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt  xảy ra vào mùa khô.

Vườn sầu riêng (Cai Lậy, Tiền Giang) bị khô, rụng sạch lá vì hạn mặn năm 2019-2020.

Vườn sầu riêng (Cai Lậy, Tiền Giang) bị khô, rụng sạch lá vì hạn mặn năm 2019-2020.

Tỉnh Sóc Trăng hiện có 47 ngàn hecta diện tích đất sản xuất nông nghiệp gồm: Trồng lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản đang nằm trong vùng ảnh hưởng hạn mặn. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, mực nước trên sông Hậu đang thấp, mặn sẽ xâm nhập ở tháng 12 này cho nên hệ thống quan trắc của tỉnh đã bắt đầu kích hoạt, đo nồng độ mặn hằng ngày phòng khi mặn xâm nhập bất ngờ.

 Hiện tỉnh đang nghiệm thu để đưa vào hoạt động 2 dự án cống ngăn mặn và trục thủy lợi trữ ngọt tại các địa bàn xung yếu với kinh phí lên đến 220 tỉ đồng. Ngoài ra, Sóc Trăng cũng đang đầu tư giai đoạn trung hạn 2021-2025 xây dựng mới các dự án phân ranh mặn ngọt gồm 1 Âu thuyền và 10 cống với tổng kinh phí 900 tỉ đồng.

Mục tiêu của Sóc Trăng là kiểm soát chủ động nước mặn, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp ở mùa khô tiếp theo để giữ năng suất nông nghiệp. Thậm chí xuống sớm vụ lúa Đông Xuân 2022 để né mặn.

Trao đổi vớ PV Nhịp Sống Miền Tây, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo cho biết: "Vụ lúa Đông Xuân năm 2022 ở những vùng nhạy cảm nhất như: huyện  Kế Sách, Long Phú – Tiếp Nhật… bà con sẽ thu hoạch ở giai đoạn trước tết hoặc sau tết 1 tuần chứ không để qua tháng 2. Công trình đang nạo vét toàn bộ hệ thống kênh trong vùng trên địa bàn Long Phú – Tiếp Nhật, để trữ nước ngọt trong khu vực đó là xem như ổn".

Dự báo, xâm nhập mặn sẽ xảy ra vào tháng 12, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 tại Nam Bộ

Dự báo, xâm nhập mặn sẽ xảy ra vào tháng 12, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 tại Nam Bộ

Theo triều biển Tây, tỉnh Kiên Giang là cửa ngõ để mặn lấn sâu vào nội đồng. Nhưng bắt đầu từ ngày 6/11 đến ngày 12/11 này, siêu dự án cống ngăn mặn Cái Lớn – Cái Bé đang vận hành thử cống và hoàn tất những phân đoạn cuối cùng để bàn giao, chính thức vận hành đồng bộ vào tháng 12/2021 đón đầu mùa khô năm 2022.

Giai đoạn 1 của dự án hoàn tất đưa vào hoạt động cuối năm nay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát mặn, phát triển thủy sản ổn định ở vùng ven biển của tỉnh Kiên Giang. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tạo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trao đổi với PV, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhận định: "Tôi đánh giá rất cao thời gian tiến độ thực hiện của dự án. Dự án có tầm quy mô lớn  mà tiến độ thực hiện rất tốt. Đồng thời đã đưa vào vận hành từ tháng 2/2021 đối với cống Cái Bé. Do đó việc tổ chức vận hành của cống Cái Bé nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là góp phần rất lớn đảm bảo nguồn nước  sản xuất và sinh hoạt cho người dân trên địa bàn.

Các địa phương ven sông Tiền cũng đang khẩn trương chủ động ứng phó với mùa khô tới. Tỉnh Tiền Giang đã lập kế hoạch dự án với số tiền 105 tỉ đồng để nạo vét 16 tuyến kênh ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công bị bồi lắng. Bên cạnh đó đầu tư, thi công các công trình thủy lợi hiện đang rất cần thiết, phải thực hiện ngay theo đề nghị của các địa phương như: nạo vét các tuyến kênh và sửa chữa, nâng cấp các cống, đập… Khi nước lũ về thấp thiếu phù sa, nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn đã hiện rõ, kéo theo đó chi phí sản xuất cũng sẽ tăng do dịch bệnh. Cho nên, chuẩn bị ngay từ bây giờ sẽ giúp địa phương và nông dân chủ động thích ứng với mùa hạn mặn sắp tới đây.

Cống Cái Lớn tại Kiên Giang sắp đưa vào hoạt động trong tháng 12/2021 tới đây.

Cống Cái Lớn tại Kiên Giang sắp đưa vào hoạt động trong tháng 12/2021 tới đây.

PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL khuyến cáo: "Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ thiếu nguồn nước sinh hoạt, tôi khuyến cáo nên đẩy mạnh sản xuất thủy sản ở vùng nước lợ và nước mặn. Điều này cũng phù hợp với Nghị quyết 120 của Chính phủ".

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng vừa có công văn yêu cầu Sở NN& PTNT tại các địa phương vừa đảm bảo an toàn dịch COVID 19 vừa thúc đẩy sản xuất. Những diện tích ở vùng ven biển của các địa phương thường gặp hạn mặn xâm nhập cần lựa chọn giống ngắn ngày để giảm thời gian sản xuất lúa trên đồng ruộng để né mặn.

 Đồng thời đẩy sớm thời vụ gieo sạ của vụ Đông Xuân, đặc biệt với diện tích khoảng 400 ngàn hecta của 7 tỉnh ven biển phải tập trung xuống giống trong tháng 10 để thu hoạch sớm trước khi chịu tác động của hạn hán và mặn xâm nhập. Về cơ cấu giống cần tăng cường giống đặc sản, giống lúa thơm và chất lượng để phục vụ xuất khẩu. Đây là phân khúc thị trường với nhu cầu rất lớn của các nước nhập khẩu.

Trước đó, Viện nghiên cứu BÐKH ÐBSCL đã đưa ra giải pháp và đề xuất các địa phương, nông dân có thể vận dụng các mô hình trữ nước phân tán, quy mô nhỏ, dễ làm, phù hợp năng lực đầu tư.

Thực tế đã có nhiều mô hình trữ nước quy mô nhỏ như tấm bạt lót trải dưới lòng kênh, trong mương vườn. Dùng túi trữ nước từ 10-30 m3/túi hoặc túi nhỏ trữ được 7m3, giá bán tại các chợ trong vùng từ 3-5 triệu đồng/túi.

 Hộ nông dân có thể dễ dàng lắp đặt tại nhà, trong vườn, sử dụng hiệu quả trong mùa khô. Ngoài nỗ lực tìm giải pháp phi công trình của nhà nước thì tinh thần tự lực tự cường của nông dân rất quan trọng. Bản thân nông dân phải thích nghi với biến đổi khí hậu bằng cách chuyển đổi sinh kế, cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi theo mùa. “Mùa mặn nuôi tôm, mùa ngọt trồng lúa”… trong sự yểm trợ của địa phương.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, giá vật tư nông nghiệp leo thang, biến đổi khí hậu  càng cực đoan, nông dân rất cần sự hỗ trợ và quan tâm của chính quyền địa phương. Công tác quan trắc, dự báo phải liên tục và chính xác để hỗ trợ nông dân hạn chế tối đa thiệt hại do hạn mặn. Đồng thời nông dân cũng chủ động sản xuất thích ứng để biến thách thức thành cơ hội ở mùa hạn tiếp theo.

Quang Lợi  
Thu hút hàng ngàn du khách đến sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau

Thu hút hàng ngàn du khách đến sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau

(NSMT) - Sáng 1/5, Vườn quốc gia U Minh Hạ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao của Sự kiện Hương rừng U Minh năm 2025 tại Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Hội Luật gia TP. Cần Thơ ra mắt Chi hội Luật gia Văn phòng Thành hội

Hội Luật gia TP. Cần Thơ ra mắt Chi hội Luật gia Văn phòng Thành hội

(NSMT) - Ngày 29/4, Hội Luật gia TP. Cần Thơ đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Chi hội Luật gia Văn phòng Thành hội, một sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến chiến lược trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ người dân về quê nghỉ lễ

Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ người dân về quê nghỉ lễ

Nhằm nâng cao hình ảnh đẹp trong lòng Nhân dân và Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ phát nón bảo hiểm và nước suối miễn phí cho người dân về quê trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 năm 2025.

50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất tại Cà Mau

50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất tại Cà Mau

(NSMT) - Ngày 29/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tọa đàm và tôn vinh 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025).

Cần Thơ rộn ràng không khí mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cần Thơ rộn ràng không khí mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(NSMT) - Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). TP. Cần Thơ như khoác lên mình "chiếc áo" mới rực rỡ, tràn ngập sắc đỏ của cờ Tổ quốc và sắc vàng của những băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng khắp các cơ quan, trường học, đường phố, các điểm vui chơi công cộng và tận các con hẻm nhỏ.

Sóc Trăng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sóc Trăng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 29/4/2025, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Điểm Đọc Cần Thơ: Ươm mầm tri thức cho học sinh khó khăn trường Tiểu học Tân Tiến

Điểm Đọc Cần Thơ: Ươm mầm tri thức cho học sinh khó khăn trường Tiểu học Tân Tiến

Vừa qua, nhóm thiện nguyện Điểm Đọc Cần Thơ đã phối hợp cùng Đoàn xã Tân Tiến trao tủ sách "Ươm Mầm Tri Thức" tại Trường Tiểu học Tân Tiến (Đầm Dơi, Cà Mau). Ngoài ra, chương trình còn dành tặng túi an sinh, tiếp sức quỹ “Chuyến đò an toàn” cho các em khó khăn vùng ven cửa biển cũng như các suất quà cho gia đình chính sách trên địa bàn.