Văn hóa

Độc đáo lễ hội tống gió Xóm Chài Cần Thơ hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu làm lễ cầu may đầu năm mới

Chủ nhật, 05/02/2023, 14:50 PM

(NSMT) – Lễ hội tống gió (tống ôn, tống phong) tại miếu Bà Xóm Chài, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, diễn ra hàng năm trong ba ngày từ ngày 2 – 4/2 (nhằm ngày 12 - 14 tháng Giêng Âm lịch), với nhiều hoạt động thú vị, đậm chất sông nước miền Tây, thu hút hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ di chuyển ra giữa sông Hậu tham gia lễ hội.

Nghi thức của lễ hội gồm có lễ Cầu an, cúng Bà, cúng Thổ thần và người khuất mặt, thả bè ra sông lớn, đánh trống múa lân để xua đuổi tà ma và cầu an cho xóm làng. Đồng thời đón lấy những ngọn gió tốt lành, những điều may mắn, hưng thịnh về cho xóm làng … Đặc biệt, nghi thức đi nghinh, tức tống bè thủy lục với hàng trăm tàu bè dập dìu, múa lân trên sông.

Lễ hội cầu an hằng năm thường tiến hành những ngày đầu năm cùng với thời điểm Tết Nguyên Tiêu. Cầu an hay tống gió là tiễn đưa, xua đuổi tất cả những cái xấu xa, ô uế, xui xẻo, bệnh tật …( tống gió, tống ôn ) ra khỏi xóm làng để đón nhận cái tốt lành và điều may mắn, đồng thời cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lễ hội thu hút hàng trăm ghe, tàu, thuyền lớn nhỏ đi sau tàu chở bè tống ôn di chuyển một vòng quanh khu vực sông Cần Thơ hơn 1 tiếng rồi mới di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè tống ôn. Hạ bè xong, người dân múc nước tạt vào nhau (gọi là té nước đầu năm) như để lấy lộc cầu may trong năm mới, lấy nước rửa tay chân mặt mũi. Thanh niên trai tráng nhảy xuống sông tắm đùa vui huyên náo trở thành ngày hội độc đáo trên sông nước Cần Thơ.

Ông Trần Văn Lộc - Trưởng Ban Hộ tề miếu Bà Chúa Xứ Xóm Chài cho biết: "Lễ hội đã có từ trước năm 1890. Đây là lễ hội truyền thống của người dân nơi đây, mong cầu quốc thái dân an, làm ăn phát tài, phát lộc. Tôi năm nay 64 tuổi, mà từ lúc nhỏ 6 - 7 tuổi là đã theo chân ông bà, cha mẹ đi lễ. Lễ diễn ra trong 3 ngày. Tuy nhiên, ngày 14 tháng Giêng Âm lịch là ngày chính. Ngày này người dân nơi đây dù có đang đi làm ăn xa cũng trở về vào ngày này để tham gia lễ hội, mong cầu bình an cho gia đình và tống những thứ xui xẻo để đón năm mới đầy niềm vui, may mắn”.

Bà Nguyễn Thị Năm - 70 tuổi, ngụ KV.4, phường Hưng Phú, quận Cái Răng cho biết: “Những ngày lễ hội bà chuẩn bị mâm cúng kỹ càng để cầu bình an, may mắn. Vào ngày lễ chính, không khí Xóm Chài nhộn nhịp, sôi động, từ người già, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên tham gia ngày lễ trên sông vô cùng náo nhiệt. Từ những ngày trước lễ bà con nơi đây đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, đồ ăn, thức uống để cùng gia đình kéo nhau ra giữa sông Hậu tham gia lễ hội, vui đùa, nhảy múa, ca hát trên sông nhộn nhịp cả một đoạn sông dài, vui lắm. Năm nào, người dân cũng háo hức, trông ngóng đến lễ hội cầu may”.

Bà Cao Hoàng Phương Loan - quận Bình Thủy cho biết: "Đây là năm thứ 7 tôi tham gia ủng hộ phương tiện sà lan để tham gia diễu hành trên sông. Tôi thấy lễ hội này rất ý nghĩa, ngoài việc duy trì nét đẹp văn hóa của ông bà xưa nó còn thể hiện ở tinh thần đoàn kết của bà con Xóm Chài, quận Cái Răng nói riêng và bà con khắp nơi nói chung. Từ trước khi diễn ra lễ hội nhiều ngày, tất cả mọi người cùng nhau người góp công, người góp của để lễ hội được tiến hành một cách chỉnh chu nhất".

Để bảo đảm an toàn khi lễ hội diễn ra, lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, thanh tra giao thông đã có mặt tuần tra khắp một đoạn sông khi các ghe, thuyền diễu hành để nhắc nhở người dân tham gia đảm bảo an toàn.

Lễ hội tống phong, tống ôn có nghĩa tống khứ, xua đuổi những luồng gió độc hại, những loại tà khí, ô uế có thể sinh ra dịch bệnh trong năm.

Lễ hội tống phong, tống ôn có nghĩa tống khứ, xua đuổi những luồng gió độc hại, những loại tà khí, ô uế có thể sinh ra dịch bệnh trong năm.

Tống ôn - tống gió là lễ tục có từ lâu đời ở miền đất Nam Bộ. Mục đích của lễ tục này là cầu bình an cho gia đình, xóm làng, tống khứ những gì xui rủi để mong đón nhận những điều tốt lành.

Tống ôn - tống gió là lễ tục có từ lâu đời ở miền đất Nam Bộ. Mục đích của lễ tục này là cầu bình an cho gia đình, xóm làng, tống khứ những gì xui rủi để mong đón nhận những điều tốt lành.

Ban tổ chức tiến hành nghi thức đi nghinh, tức tống bè thủy lục với hàng trăm tàu bè dập dìu, múa lân trên sông rất rộn ràng vui nhộn.

Ban tổ chức tiến hành nghi thức đi nghinh, tức tống bè thủy lục với hàng trăm tàu bè dập dìu, múa lân trên sông rất rộn ràng vui nhộn.

Chiếc bè chuối, bên trong chứa vàng mã, gạo muối, bánh trái và thức ăn dành riêng cho cô hồn trước khi mang ra ngả ba sông thả trôi theo dòng nước.

Chiếc bè chuối, bên trong chứa vàng mã, gạo muối, bánh trái và thức ăn dành riêng cho cô hồn trước khi mang ra ngả ba sông thả trôi theo dòng nước.

Empty
Cảnh xuồng ghe tiễn đưa bè ra sông với một khí thế tưng bừng và náo nhiệt.

Cảnh xuồng ghe tiễn đưa bè ra sông với một khí thế tưng bừng và náo nhiệt.

Hàng trăm ghe, tàu, thuyền lớn nhỏ đi sau tàu chở bè tống ôn di chuyển một vòng quanh khu vực sông Cần Thơ hơn 1 tiếng rồi mới di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè tống ôn.

Hàng trăm ghe, tàu, thuyền lớn nhỏ đi sau tàu chở bè tống ôn di chuyển một vòng quanh khu vực sông Cần Thơ hơn 1 tiếng rồi mới di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè tống ôn.

Tiến hành hạ bè tống ôn.

Tiến hành hạ bè tống ôn.

Tống ôn - tống gió là lễ tục có từ lâu đời ở miền đất Nam Bộ. Mục đích của lễ tục này là cầu bình an cho gia đình, xóm làng, tống khứ những gì xui rủi để mong đón nhận những điều tốt lành.

Tống ôn - tống gió là lễ tục có từ lâu đời ở miền đất Nam Bộ. Mục đích của lễ tục này là cầu bình an cho gia đình, xóm làng, tống khứ những gì xui rủi để mong đón nhận những điều tốt lành.

Hạ bè tống ôn xong, người dân múc nước tạt vào nhau (gọi là té nước đầu năm) như để lấy lộc cầu may trong năm mới, lấy nước rửa tay chân mặt mũi, trai tráng nhảy xuống sông tắm đùa vui trở thành ngày hội độc đáo trên sông nước Cần Thơ.

Hạ bè tống ôn xong, người dân múc nước tạt vào nhau (gọi là té nước đầu năm) như để lấy lộc cầu may trong năm mới, lấy nước rửa tay chân mặt mũi, trai tráng nhảy xuống sông tắm đùa vui trở thành ngày hội độc đáo trên sông nước Cần Thơ.

Thông thường để thả bè tống chọn điểm giữa dòng sông nơi sâu nhất để mục đích tống hết cái không may trong năm và nhận lại những đều tốt lành trong năm mới.

Thông thường để thả bè tống chọn điểm giữa dòng sông nơi sâu nhất để mục đích tống hết cái không may trong năm và nhận lại những đều tốt lành trong năm mới.

Để bảo đảm an toàn khi lễ hội diễn ra, lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, thanh tra giao thông đã có mặt tuần tra khắp một đoạn sông khi các ghe, thuyền diễu hành để nhắc nhở người dân tham gia đảm bảo an toàn.

Để bảo đảm an toàn khi lễ hội diễn ra, lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, thanh tra giao thông đã có mặt tuần tra khắp một đoạn sông khi các ghe, thuyền diễu hành để nhắc nhở người dân tham gia đảm bảo an toàn.

z4085562000676_5e54cbfee3aa2bcf54bf9387c53b2aaa
Trước đó, nhiều người dân cũng đốt muối trước cửa nhà để tống khứ, xua đuổi những luồng gió độc hại, những loại tà khí, ô uế có thể sinh ra dịch bệnh trong năm.

Trước đó, nhiều người dân cũng đốt muối trước cửa nhà để tống khứ, xua đuổi những luồng gió độc hại, những loại tà khí, ô uế có thể sinh ra dịch bệnh trong năm.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.