Nhịp sống

Đối mặt với hạn mặn: Kẻ khóc, người cười trong sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, 05/03/2024, 13:38 PM

(NSMT) - Mùa khô ở Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp. Ngành chức năng đã dự báo độ khốc liệt của hạn mặn và khuyến cáo nông dân cần chọn mô hình sản xuất phù hợp để tránh rủi ro.

Hàng ngàn héc - ta lúa đang “khát” nước

Dù đã được chính quyền và ngành chức năng khuyến cáo nhưng do giá lúa đang sốt nên nhiều nông dân ở một số địa phương của tỉnh Sóc Trăng vẫn xuống giống lúa vụ 3 (vụ đông xuân muộn). Và kết quả, hiện nay hàng nghìn ha lúa đang đứng trước nguy cơ thiệt hại vì thiếu nước ngọt.

Theo thông tin từ ngành nông nghiệp, từ sau Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, tại tỉnh Sóc Trăng, độ mặn đo được từ các kênh đầu nguồn duy trì ở mức trên 1,5‰, theo đó toàn bộ cống đầu nguồn buộc phải đóng lại để ngăn mặn. Hiện nay, nguồn nước phục vụ sản xuất tại các kênh nội đồng của vùng thủy lợi khép kín Long Phú - Tiếp Nhựt đã bắt đầu cạn kiệt. Hàng ngàn ha lúa vụ 3 (nằm ngoài kế hoạch) đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại. Tại huyện Long Phú, nông dân xuống giống trên 6.000ha lúa vụ 3 thì hiện tại đã có trên 3.400ha bị thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó có 641ha bị thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.

Canh tác lúa trong mùa này gần như thất bại do hạn mặn gay gắt.

Canh tác lúa trong mùa này gần như thất bại do hạn mặn gay gắt.

Một nông dân cho biết: Ở địa phương, nhiều hộ nông dân xuống giống lúa vụ 3 và đang đứng trước nguy cơ thất bại vì thiếu nước tưới, trong đó có một số diện tích bị chết khô do nước mặn nên địa phương đã đóng các cống lại, nước ngọt dữ trữ trên sông thì đang cạn dần. Nói về việc xuống giống vụ 3, nông dân này cho biết: Do lúa đang có giá cao nên nhà nông chúng tôi làm liều xuống giống vì năm ngoái làm khá trúng. Không ngờ năm nay hạn mặn sớm, căng hơn nên thiệt hại.

Dọc theo đường 934B, nhiều nông dân của huyện Trần Đề (Sóc Trăng) như đang ngồi trên lửa vì lá mới xuống giống được hơn nửa tháng nhưng thiếu nước tưới. Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Trần Đề, địa phương này đang phối hợp với các đơn vị có liên quan và huyện Long Phú để nắm thông tin về tình hình độ mặn và vận hành tại các cửa cống chính, nhằm cung cấp nước ngọt cho vùng dự án Long Phú - Tiếp Nhựt và kịp thời thông tin để nông dân có kế hoạch bơm tưới, trữ nước. Hiện nay, chỉ có trục kênh chính còn nước, vận động nông dân cùng đắp đập để bơm nước trữ vào các con kênh nhánh để bơm tưới; bơm trữ nước vào các ao, mương, hồ để sản xuất.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 41.000 ha lúa vụ 3 đã xuống giống, trong đó có khoảng 10.500 ha nằm ngoài kế hoạch. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện có hơn 3.000 ha đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại do khô hạn, thiếu nước. Nồng độ mặn đo được tại ruộng hiện đã cao hơn độ mặn tại kênh đầu nguồn cần lấy nước. Vì vậy, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho lúa trước tình hình thời tiết cực đoan. Trường hợp "bất khả kháng", ngành sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành mở cống lấy nước ngay khi độ mặn ở kênh đầu nguồn đạt mức 1,5‰, để dung hòa nguồn nước tại ruộng và trong vùng hệ thống, đảm bảo cấp ẩm kịp thời cho quá trình sinh trưởng của của cây lúa.

Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân khi cây lúa ở giai đoạn mạ, nên theo dõi khi độ mặn dưới 1‰ thì lấy nước; đến giai đoạn đẻ nhánh, lấy nước khi độ mặn dưới 2‰; giai đoạn đòng trổ lấy nước ở mức dưới 1‰. Tuy nhiên, không nên giữ nước lâu trong ruộng, sau khi bơm cần xả ra ngay để giữ ẩm cho đất, tránh đất khô hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa. Đặc biệt khi phun thuốc cho ruộng lúa, tuyệt đối không sử dụng nước mặn pha thuốc để phun xịt lúa mà phải sử dụng nước ngọt… Để tăng cường tính chống chịu của cây lúa trong điều kiện hạn, mặn, nên bón bổ sung một số loại phân bón lá chứa nhiều canxi, silic, các hoạt chất từ sản phẩm như ComCat, NiRo…

Sống khoẻ trong mùa hạn mặn vì chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý

Khác với những nông dân "đánh bạc với trời" khi xuống giống lúa vụ 3, nhiều nhà nông ở Sóc Trăng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa cây màu xuống ruộng lúa ngay giữa mùa khô. Mô hình này đã phát huy hiệu quả, cho thu nhập ổn định, thích ứng với tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt như hiện nay.

Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3/2024, ngay giữa vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập thuộc huyện Long Phú, thế nhưng 10 công đất trồng dưa leo (dưa chuột) của ông Nguyễn Tiền Khanh, ở ấp Cái Xe, xã Tân Thạnh vẫn xanh tươi, cho thu hoạch trái bán mỗi ngày.

Khác với trồng lúa, trồng màu nhiều người trúng đậm.

Khác với trồng lúa, trồng màu nhiều người trúng đậm.

Ông Khanh cho biết: Vùng này chỉ có thể sản xuất 2 vụ lúa, mùa khô, mặn xâm nhập, thường xuyên thiếu nước ngọt nên phần lớn bà con hạn chế sản xuất lúa vụ 3. Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, anh và các thành viên trong gia đình đã bàn nhau và quyết định chuyển đổi từ sản xuất lúa sang trồng màu.

Theo ông Khanh, để sản xuất được quanh năm, kể cả mùa khô, ông đã dành gần 3.000 mét vuông đất để đào ao, chứa nước ngọt, đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho cây màu, đồng thời đầu tư thêm hệ thống tưới tiêu tiết kiệm. Sau nhiều năm chuyển đổi, mô hình giúp gia đình có thu nhập quanh năm."Anh em chúng tôi trồng khoảng 10.000m2. Hiện tại dưa leo phát triển tốt và đang thu hoạch. Mùa hạn mặn này chúng tôi dự trữ nước trong ao, tận dụng các mương liếp, chứa nước từ mùa mưa cho tới nay, chứ không lấy nước nhiễm mặn từ bên ngoài vào nên tưới tiêu thoải mái. Ngoài ra chúng tôi còn ứng dụng kỹ thuật tưới đường ống tiết kiệm nên cũng hạn chế lượng nước thất thoát", ông Khanh cho biết thêm.

Phần lớn các ruộng dưa năm nay trúng mùa.

Phần lớn các ruộng dưa năm nay trúng mùa.

Để khai thác hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để bên cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu, còn hướng tới phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả, mạng lại lợi nhuận kinh tế cao.

Ở xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên), nông dân đã xây dựng và thực hiện khá thành công mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng giữa mùa khô hạn. Hằng năm, sau khi kết thúc vụ lúa Đông Xuân, bà con tìm kiếm những thửa ruộng ở vùng đất gò, cao để đầu tư trồng dưa hấu.

Ông Thạch Giàu (ấp Sóc Bưng) cho biết: Cứ vào mùa khô là ông lại chọn một số đất để trồng dưa hấu. Năm ngoái, dưa hấu trúng mùa, được giá, ông kiếm lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau 2 tháng trồng và chăm sóc. Làm ruộng thì phải bơm nước đầy, còn dưa hấu mình chỉ cần tưới nước mỗi ngày, một ngày tưới 2 lần, đủ nuôi sống cây dưa là được.

Mô hình trồng màu có kết quả tốt ở Sóc Trăng.

Mô hình trồng màu có kết quả tốt ở Sóc Trăng.

Ông Danh Giàu (phường 7, thành phố Sóc Trăng) vui vẻ khi gia đình vừa thu hoạch 8.000m2 dưa hấu trồng dưới ruộng lúa. Ông Giàu cho biết: Trồng lúa vụ 3 rủi ro rất cao, còn trồng dưa hấu thì chắc chắn thắng lợi bởi dưa hấu là loại cây màu ngắn ngày, không sử dụng nước nhiều như lúa nên rất phù hợp sản xuất vào mùa hạn. Còn so sánh kinh tế thì dưa thu về lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa. Theo ông Giàu, năng suất dưa hấu đạt 3 tấn/1.000m2, thương lái mua tại ruộng với giá 6.000 đồng/kg, sau khi đã trừ chi phí, gia đình thu về khoảng 10 triệu đồng/1.000m2. Tính ra lời gấp 2, 3 lần trồng lúa.

Theo nhiều nông dân có kinh nghiệm đưa cây màu xuống chân ruộng, với lợi thế là cây trồng dễ tiêu thụ, cho năng suất, dưa hấu được xem là cây trồng thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp mùa khô trên đất trồng lúa. Cách chuẩn bị đất cũng đơn giản, nông dân chỉ cần chọn đất phù hợp, sau đó, cắt rạ, xới đất và tiến hành gieo trồng, một số hộ thì đào thêm rãnh dẫn nước ngọt vào phục vụ tưới tiêu, hộ khác thì sử dụng máy bơm tưới trực tiếp. Mỗi ngày chỉ cần tưới 2 lần, nên cũng không đòi hỏi nhiều nước như trồng lúa.

Ông Lê Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) cho biết, mô hình trồng màu, đặc biệt là dưa hấu dưới chân ruộng tại địa phương đã thực hiện được nhiều năm và khẳng định được hiệu quả kinh tế, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập. Năm nay, bà con tiếp tục gieo trồng trên diện tích 22ha cây dưa hấu dưới chân ruộng: “Chúng tôi thường xuyên vận động bà con vừa thực hiện 2 vụ lúa, 1 vụ màu để đảm bảo nguồn nước trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập, hạn hán” - ông Quang chia sẻ.

Đưa cây dưa hấu xuống trồng dưới chân ruộng mùa khô đã góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, nhất là tình trạng thiếu nước ngọt tưới tiêu vào mùa khô hạn, vừa tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân trong những lúc nông nhàn vừa tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Hiệu quả kinh tế của mô hình đã thu hút càng nhiều hộ nông dân tại Sóc Trăng tham gia sản xuất.

Cao Xuân Lương  
Cần Thơ: Hơn 1000 học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều

Cần Thơ: Hơn 1000 học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều

(NSMT) – Ngày 3/12, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức khai mạc Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) quận Ninh Kiều năm học 2024 - 2025.

Cà Mau: Xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ “hát với nhau” gây tiếng ồn

Cà Mau: Xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ “hát với nhau” gây tiếng ồn

(NSMT) - Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ "hát với nhau", karaoke, đờn ca tài tử gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Phiên tòa giả định - Hình thức tuyên truyền pháp luật mới đầy hiệu quả

Phiên tòa giả định - Hình thức tuyên truyền pháp luật mới đầy hiệu quả

(NSMT) - Với sự hỗ trợ và định hướng tận tình từ các thầy cô, cùng với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo và sự nỗ lực không ngừng học hỏi của các em học sinh khối 12 Trường THPT FPT Cần Thơ, đêm thi chung kết Chương trình học tập qua dự án Phiên tòa giả định đã đạt được thành công rực rỡ. Sự kiện không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích về pháp luật mà còn là một hành trình đáng nhớ, khi các em tự tay chuẩn bị và hoàn thành từng công đoạn của công việc nhóm, tạo nên những "tiểu phẩm" đặc sắc và ghi lại những kỷ niệm khó quên trong năm học cuối cấp của mình.

Ông Võ Hồng Lam giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ

Ông Võ Hồng Lam giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ

(NSMT) - Sáng 2/12, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ. Ông Võ Hồng Lam - Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ninh Kiều giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng hơn 3000 người tham gia đi bộ đồng hành vì người nghèo

Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng hơn 3000 người tham gia đi bộ đồng hành vì người nghèo

(NSMT) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ vừa phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Cần Thơ tổ chức Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo”, hưởng ứng Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” lần 2 năm 2024.

Công an TP Cần Thơ giữ vững an ninh trật tự trên không gian mạng

Công an TP Cần Thơ giữ vững an ninh trật tự trên không gian mạng

(NSMT) - Năm 2024, Công an TP Cần Thơ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng (KGM). Cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác tuyên truyền, nắm tình hình, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Press Cup 2024: 'Nỗ lực, bền bỉ, sáng tạo để duy trì sân chơi cho các cơ quan báo chí'

Press Cup 2024: 'Nỗ lực, bền bỉ, sáng tạo để duy trì sân chơi cho các cơ quan báo chí'

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, thông qua bóng đá, thông qua Press Cup đã thêm gắn kết, đồng hành, hợp tác cùng phát triển giữa những người làm báo trên khắp cả nước.