Đứa con vô ơn lấy sự quan tâm của bố mẹ làm điều khó chịu
Người ngoài quan tâm đến bạn, bạn sẽ rất biết ơn. Nhưng khi về đến nhà, bạn lại coi những lời quan tâm của bố mẹ là quản quá nhiều.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn quan tâm ai đó mỗi ngày mà không bao giờ nhận được lời cảm ơn? Nếu như bạn cung cấp cơm ăn áo mặc, che nắng che mưa cho một ai đó mà không nhận được lại gì, bạn thấy sao?
Hầu hết mọi người sẽ khó chịu và thậm chí không bao giờ cho người đó bất cứ thứ gì nữa. Người mà một chút biết ơn cũng không có thì cơ bản cũng không cần phải cố gắng quá phải không?
Vậy mà khi cha mẹ làm điều này cho bạn, bạn lại coi là đương nhiên, không những thế còn đòi hỏi này nọ. Đây chẳng phải là có vấn đề hay sao?
Khi bạn coi việc bố kiếm tiền nuôi gia đình là điều hiển nhiên, bạn cảm thấy nói lời cảm ơn là thừa.
Khi bạn coi việc mẹ dọn dẹp nhà cửa là đương nhiên, vậy thì bạn sẽ không cần chủ động phụ giúp mẹ rửa bát, lau sàn.
Khi bạn cho rằng việc cha mẹ quan tâm hỏi han đến bạn là điều đương nhiên, vậy thì bạn sẽ không biết ơn, thậm chí còn cảm thấy phiền hà.
Một cô gái đã cãi nhau gay gắt với mẹ mình, cô chạy ra khỏi cửa trong cơn giận dữ và quyết định không bao giờ quay lại ngôi nhà khó chịu này nữa! Cả ngày cô lang thang bên ngoài, tiền tiêu vặt cũng không mang theo. Dù rất đói nhưng vì vẫn giận dỗi nên nhất định không chịu về nhà ăn cơm.
Buổi tối đi ngang qua một quán phở, cô rất muốn ăn một bát nhưng vì không có tiền nên đành nuốt nước bọt quay đi. Đột nhiên, ông chủ quán hỏi: “Cô bé ơi, cô có muốn ăn phở không?” Cô ngượng ngùng đáp: “Dạ… nhưng cháu không mang theo tiền…” Ông chủ cười lớn: “Không sao cả, hôm nay coi như ông chủ mời khách!”
Cô gái không thể tin vào tai mình, cô ngồi xuống. Một lúc sau, phở được bưng ra, cô ăn một cách ngon lành, cô nói: “Bác thật là tốt bụng!”
Ông chủ nói: “Ồ? Cháu nói sao?” Cô gái đáp: “Dạ đúng là thế! Bác không biết cháu, vậy mà lại đối với cháu rất tốt; không giống như mẹ của cháu, chẳng hiểu cháu một chút nào, thật là bực mình!”.
Ông chủ lại cười nói: “Cháu ơi, bác chỉ cho cháu một tô phở mà cháu đã biết ơn như thế. Vậy mà mẹ cháu nấu cho cháu hơn 20 năm qua, chẳng lẽ cháu lại không biết ơn hay sao?”.
Cô gái nghe xong chợt giật mình, nước mắt lưng tròng. Cô bỏ dở bát phở rồi chạy về nhà.
Vừa đến con hẻm trước nhà, nhìn từ xa đã thấy mẹ lo lắng nhìn quanh ở cửa, trái tim cô như quặn thắt… Cô chưa kịp nói gì thì mẹ cô đã nói: “Ôi con đi đâu cả ngày vậy? Làm mẹ sợ quá! Con mau và nhà tắm rửa rồi ăn tối”.
Chúng ta thường dịu dàng ân cần với người ngoài nhưng lại lạnh nhạt với người thân trong gia đình. Khi bạn bè quan tâm đến bạn, bạn sẽ rất biết ơn. Nhưng khi về đến nhà, bạn lại coi những lời quan tâm đó là quản quá nhiều. Nếu ai đó rủ bạn đi ăn hoặc giúp bạn làm một việc nhỏ, bạn sẽ cảm thấy rất ấm áp. Nhưng đối với người thân, những người đã làm cho bạn nhiều nhất thì bạn lại thờ ơ.
Nhiều đêm trên đường về nhà, bạn đi qua ngọn đèn đường, nhưng bạn chỉ lướt qua mà không để ý. Bạn chưa bao giờ quan tâm đến việc nó chiếu sáng con đường cho bạn, dù sao nó vẫn luôn đứng ở đó. sự tồn tại của nó dường như là đương nhiên. Bạn có bao giờ nhận ra, ngọn đèn vẫn âm thầm đợi bạn trên đường về nhà, giúp bạn quên đi bóng đêm mịt mù?
Bạn thử nghĩ xem, xung quanh bạn luôn có những người âm thầm giúp đỡ bạn mà bạn không để ý đến. Bạn thường chỉ nhận ra sự thiếu thốn khi những người đó mất đi. Lúc đó bạn mới biết những người đó đã hy sinh cho bạn nhiều như thế nào. Những điều bạn cho là đương nhiên, thực ra ẩn sâu trong đó là tình yêu thương vô bờ bến, không cầu báo đáp, chỉ nhất mực cho đi.
Có một số lý do khiến chúng ta hiếm khi bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân yêu của mình bởi: “Họ biết được cảm giác của tôi, tôi không cần nói ra” hay “Đôi khi tôi muốn nói ra những thấy xấu hổ”, tệ hơn là: “Đều quen như vậy rồi, sao phải nói”.
Trên đời này, không có chuyện gì là “lẽ đương nhiên”. Bất kể là vợ chồng, cha mẹ, chị em hay bạn bè, mọi sự hy sinh đều bắt nguồn từ tình cảm. Hầu như ai cũng thích được người khác khẳng định và đánh giá cao, được công nhận. Vậy thì sao bạn lại quá kiệm lời và không nói lời cảm ơn đối với người thân của mình?
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.
Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa" trong năm mới
Sự hài hòa trong việc sắp xếp bàn làm việc theo phong thủy sẽ giúp tâm trạng, sức khỏe, tiền tài và vận may trong công việc và sự nghiệp của gia chủ.
Tết vui, tiết kiệm
Còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các gia đình đã bắt đầu sắm sửa để chuẩn bị đón mừng năm mới. Với sự chu đáo, vén khéo, nhiều chị em lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để cả nhà có một mùa vui ý nghĩa.
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương, chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân.
Cùng nhau vượt khó
(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.