F0 và những điều cần biết
(NSMT) - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu chẳng may bị nhiễm Covid-19 hoặc có người thân nhiễm Covid-19, bạn nên tìm hiểu những điều cần biết về F0 dưới đây để có thể chăm sóc bản thân và bảo vệ những người khác trong nhà và cộng đồng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Covid-19.
F0 nào được điều trị tại nhà?
F0 điều trị tại nhà khi được Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương xem xét và ra quyết định cách ly điều trị tại nhà nếu đủ điều kiện về sức khỏe, sự tuân thủ và cam kết của bản thân người F0 và gia đình, về nơi cách ly đủ an toàn phòng chống dịch cho gia đình và cộng đồng…
F0 đủ điều kiện về sức khỏe gồm:
Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ là sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, giảm vị giác, khứu giác…; SpO2 bằng hoặc trên 96%, nhịp thở dưới hoặc bằng 20 lần/phút; tuổi bằng hoặc trên 3 tháng và dưới hoặc bằng 49 tuổi.
Ngoài ra, phân loại rõ F0 chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm 1 liều ≥ 14 ngày, hoặc đủ liều vaccine; có hay không có mang thai.
Những F0 điều trị tại nhà có khả năng tự chăm sóc bản thân: Tự ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân…; biết cách đo thân nhiệt; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế; tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.
F0 phải làm gì khi có vấn đề sức khỏe?
Phải báo ngay với nhân viên y tế nếu F0 có một trong 8 dấu hiệu sau đây:
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở >21 lần/phút; Trẻ từ đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥40 lần/phút; Trẻ từ 5- dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút.
3. SpO2 < 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.
4. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
5. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
6. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
7. Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.
8. Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...
Nếu có những triệu chứng đơn giản, người bệnh hãy xử trí như sau:
Nếu sốt, đối với người lớn: Trên 38,5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước (Oresol dùng thay thế nước, chất điện giải bị mất trong các trường hợp cụ thể như tiêu chảy cấp, sốt cao, nôn mửa, sốt xuất huyết cấp độ 1,2,3 hoặc trong các trường hợp như vận động viên, người chơi thể thao, người làm việc trong môi trường nắng nóng...).
Đối với trẻ em: Trên 38,5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.
Ngoài ra, nếu người bệnh họ có thể dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ hoặc có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.
F0 cần làm gì để không lây nhiễm cho người nhà và cộng đồng?
F0 không nên tiếp xúc các vật nuôi trong nhà và ở một không gian riêng, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác. F0 cách ly, điều trị tại nhà không ăn uống cùng với người khác, di chuyển ra khỏi khu vực cách ly, tiếp xúc gần với người khác…
Đồng thời, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần, rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, nên tự rửa bát ở phòng riêng, nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…Sau khi rửa, bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm để ở vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.
Với đồ vải, nếu có thể, F0 nên tự giặt quần áo của mình. Nếu không thể, người chăm sóc phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải của F0.
Ngoài ra còn một số lời khuyên cho các thành viên cùng chung sống trong gia đình:
Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sau khi giặt xong cần sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm cần tháo găng và rửa tay. Không được giặt chung đồ của người nhiễm với người khác, không nên giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán virut qua không khí.
Thảo Nguyên (T/H) / Theo Sở Y tế Vĩnh Long.
Bệnh viện S.I.S Cần Thơ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Tiền lâm sàng về đột quỵ đầu tiên Đông Nam Á
(NSMT) - Ngày 14/6, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tổ chức khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Tiền lâm sàng (Animal Lab) về đột quỵ. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Tiền lâm sàng (Animal Lab) về đột quỵ đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.
Làm đẹp da bằng oxy cao áp
Một trong những tác dụng của trị liệu Oxy cao áp là ứng dụng trong điều trị bệnh lý và tăng cường sức khỏe, chống lão hóa cho da. Vậy lợi ích của công nghệ điều trị bệnh và làm đẹp da bằng oxy cao áp tới người bệnh như thế nào?
Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Hình ảnh học trong ung bướu” lần thứ 3 năm 2025
Ngày 06 – 07/6/2025 đã diễn ra Hội thảo khoa học “Hình ảnh học trong ung bướu” thường niên tại TP. Cần Thơ lần thứ 3 năm 2025.
Cấp cứu thành công bé trai 2 tuổi bị xương cá làm thủng ruột
Bé trai thích ăn cá và bị xương cá gây thủng ruột, được các bác sĩ cắt ruột lấy dị vật ra ngoài an toàn.
Cần Thơ tổng kết thí điểm triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung bằng AI
(NSMT) - Sở Y tế TP. Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trạm Y tế phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt. Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả của thiết bị CerviCARE AI, một giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tầm soát ung thư cổ tử cung, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cộng đồng thông qua công nghệ tiên tiến.
Cần Thơ: Khám miễn phí cho trẻ em dị tật cơ xương khớp, bại não và di chứng sẹo bỏng
Từ ngày 14 đến 15/6/2025, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Children Action (Thụy Sĩ) tổ chức chương trình khám nhân đạo miễn phí dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đang gặp các vấn đề về dị tật cơ xương khớp, bại não hoặc di chứng sẹo bỏng. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu, do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đến từ tổ chức phi chính phủ quốc tế phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ thực hiện.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư từ món chân gà khoái khẩu
Từ những hàng quán vỉa hè đến các bữa nhậu, chân gà xuất hiện phổ biến dưới nhiều hình thức như chân gà nướng, chân gà rút xương sả tắc… Tuy nhiên, ít ai biết rằng món ăn hấp dẫn này lại tiềm ẩn hàng loạt mối lo sức khỏe.