GAVI mở cánh cửa nông nghiệp bền vững bằng chìa khóa phân hữu cơ vi sinh
(NSMT) - Nhiều giải pháp xoay quanh nông nghiệp bền vững vừa được thảo luận tại buổi tọa đàm “Mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành lúa gạo và vai trò của định hướng canh tác hữu cơ” do Công ty cổ phần GAVI cùng Viện Khoa học Nghiên cứu Ứng dụng Nông nghiệp và Công nghệ ASEAN (Viện ASEAN) tổ chức tại An Giang.
Cùng với đó, doanh nghiệp và Viện nghiên cứu đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự kiện này không chỉ mở cánh cửa cho phụ phẩm nông nghiệp Việt Nam đi vào những thị trường khó tính trên thế giới mà còn là một bước ngoặt trong tư duy chiến lược của GAVI hướng đến nông nghiệp bền vững.

Viện ASEAN và Công ty Cổ phần Gavi ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
Tình thế chân tường của ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đang đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử. Trong ngày đầu tiên của năm mới 2022, hàng loạt hàng rào kỹ thuật đối với hàng nông sản mà Chính phủ Trung Quốc thiết lập bắt đầu có hiệu lực, yêu cầu cao hơn về chất lượng, áp đặt giới hạn dư lượng tồn dư hóa chất, áp dụng truy xuất nguồn gốc và quy trách nhiệm đối với nhà xuất khẩu. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực của nông sản Việt Nam, chiếm khoảng 60% sản lượng xuất khẩu. Bếp ăn lớn nhất thế giới ngày càng siết chặt những quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm là xu hướng tất yếu. Biến động chính sách từ bên kia biên giới gây áp lực lên nhà nông. Chuyển đổi phương thức canh tác thân thiện hơn với môi trường, nâng cấp chất lượng nông sản theo nhu cầu của thị trường trở thành vấn đề sống còn của nhà nông.

“Mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành lúa gạo và vai trò của định hướng canh tác hữu cơ” với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành.
Bên cạnh sức ép từ thị trường, ngành nông nghiệp cũng cần đặc biệt lưu ý đối với những thỏa thuận, đồng thuận đa phương mà Chính phủ Việt Nam cam kết. Tại COP 26 diễn ra vào tháng 12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đưa mức phát thải ròng về zero đến năm 2050. Người đứng đầu Chính phủ còn hai cam kết khác liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là cam kết sáng kiến “giảm phát thải khí metan toàn cầu” và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.
Trong một diễn biến liên quan, tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về hệ thống lương thực - thực phẩm, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân và xuất khẩu.

Ông Trần Văn Mây (phải) và TS Nguyễn Xuân Khánh – Viện trưởng Viện ASEAN.

Ông Trần Văn Mây (trái) – người sáng lập Công ty CP Gavi cùng các nhà khoa học tại buổi tọa đàm.
Những tín hiệu mạnh mẽ được phát đi trong bối cảnh Việt Nam thuộc top 5 quốc gia hứng chịu tổn thương nặng nhất do biến đổi khí hậu. Còn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực tổn thương nặng nhất Việt Nam. “Vựa” nông sản quốc gia này hiện đóng góp khoảng 50% trong 3,5 triệu ha đất lúa theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 11/2021. Nông nghiệp chịu tác động từ biến đổi khí hậu nhưng ngành này đồng thời cũng là nguồn phát thải khí nhà kính, chiếm 13,9% tổng lượng phát thải quốc gia theo số liệu công bố từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn. Phát thải nông nghiệp gồm khí CO2, CH4 và NO2, tập trung ở lĩnh vực trồng lúa nước, chăn nuôi, quản lý đất, sử dụng phân bón, quản lý đất phát thải…

TS Nguyễn Xuân Khánh – Viện trưởng Viện ASEAN và bà Lê Hoàng Đài Trang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP GAVI.
Ràng buộc chính sách khiến ngành nông nghiệp chưa thể thu hẹp diện tích đất lúa. Giải pháp khuyến nghị canh tác “xanh”, giảm thiểu những đầu vào có khả năng phát thải khí nhà kính như phân bón hóa học.
Cơ hội trong thách thức
Cùng tắc biến, những thảo luận vĩ mô có thể tiếp cận chủ động từ khía cạnh lực đẩy của ngành nông nghiệp qua tình huống nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo của Công ty cổ phần GAVI.

Cây lúa canh tác theo hướng hữu cơ từ phân hữu cơ vi sinh của GAVI cây lúa khỏe, rễ dài
Vỏ trấu là một loại phế phẩm từ quá trình sản xuất lúa gạo. Nhưng với GAVI, thứ “đồ bỏ” này sẽ trở thành đầu vào của Nano Biochar, sản xuất than không khói CO2. Vừa thay thế những tài nguyên hóa thạch đang dần cạn kiệt vừa loại bỏ rủi ro phát thải từ quá trình chuyển hóa nhiên liệu thành năng lượng, chất đốt này rộng cửa vào thị trường những quốc gia thuộc nhóm OECD. Bên cạnh đó, hiện nay, công nghệ sản xuất Nano Silica từ trấu cho ra sản phẩm có nguồn gốc sinh học, giúp các doanh nghiệp sản xuất sử dụng Nano Silica từ trấu giảm phát thải nhà kính.
Câu hỏi bật ra là liệu đã tới thời của phế phụ phẩm nông nghiệp và phân bón hữu cơ vi sinh? Bà Lê Hoàng Đài Trang, Chủ tịch HĐQT GAVI, cho biết: “Phân hữu cơ vi sinh chính là chìa khóa cho canh tác nông nghiệp định hướng hữu cơ. Phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp kết hợp cùng vi sinh cho ra phân bón hữu cơ vi sinh. Phân bón hữu cơ vi sinh không chỉ cho ra nông sản sạch, mà còn góp phần cải tạo đất, giảm phát thải nhà kính.”. Được biết, công suất thiết kế nhà máy GAVI lên tới 500.000 tấn gạo/năm, phế phụ phẩm hơn 100.000 tấn trấu/năm.

Nhà máy gạo Công ty CP GAVI tại An Giang.

Bên trong nhà máy gạo Công ty CP GAVI.

Hoạt động hàng ngày tại nhà máy gạo GAVI.
Ông Trần Văn Mây, người sáng lập GAVI, đi trước biến động chính sách từ thị trường Trung Quốc… 4 năm bằng việc thành lập nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Long An. Khởi đầu gian nan không làm lung lay niềm tin của “lão nông tri điền”. “Phân hữu cơ là chìa khóa mở cánh cửa nông nghiệp sạch, bền vững cho cây lúa, trái cây, rau củ. Canh tác hữu cơ loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, trước là vì mâm cơm mình ăn hằng ngày. Còn dư thì mình xuất khẩu”, ông Mây nói.
Năng suất thấp hơn phân bón hóa học là một giai thoại khiến nhiều nông gia chưa mặn mà với canh tác hữu cơ. Chứng minh bằng thực nghiệm, lão nông Trần Văn Mây để lại dấu chân trên những cánh đồng từ Long An, qua Đồng Tháp, xuôi An Giang cho đến Kiên Giang với hai giải thưởng “Gạo sạch, cơm ngon” của chương trình Festival 2019 tại Vĩnh Long. Ông Mây cho biết: “Năng suất canh tác lúa gạo hữu cơ không giảm và không cần nhiều thời gian chuyển đổi mô hình như cách các nhà nông đang nghĩ”. Chênh lệch năng suất, chất lượng nâng cấp theo nhu cầu thị trường là động cơ khuyến khích mạnh nhất để nhà nông chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp bền vững.
TS Nguyễn Xuân Khánh, Viện trưởng Viện ASEAN nói: “Phân bón hữu cơ không có hóa chất hóa độc hại gây hại cho cây trồng. Dùng phân bón hữu cơ vi sinh còn cải tạo được đất, cải thiện được môi trường đất và làm cho đất ngày một tơi xốp, tăng năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng”.
Hơn 10.000 thí sinh Cần Thơ hoàn thành môn thi đầu tiên Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
(NSMT) - Sáng ngày 5/6, 10.998 thí sinh bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của TP. Cần Thơ có 11.057 thí sinh đăng ký dự thi tại 28 hội đồng thi. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 28 trường THPT trên địa bàn TP là 10.433.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng và Hậu Giang
(NSMT) - Chiều 4/6, tại Cần Thơ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Thường trực Tỉnh ủy hai tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương, công tác quốc phòng, an ninh, việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, công tác an sinh xã hội.
Sóc Trăng: 81 chiến sĩ nhí tham gia Chương trình trải nghiệm “Học kỳ Công an”
Sáng ngày 3/6, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp với Công an tỉnh, Sở GD & ĐT tổ chức Lễ Xuất quân Chương trình trải nghiệm “Học kỳ Công an” tỉnh Sóc Trăng lần thứ III, năm 2025.
Từ văn phòng đến bục vinh quang: Cô gái Việt làm nên kỳ tích Triathlon
Từ một cô gái văn phòng với sức khỏe yếu, không biết bơi, Nguyễn Thị Kim Cương đã vượt qua vô số thử thách để trở thành nhà vô địch Triathlon toàn quốc. Câu chuyện của cô không chỉ là hành trình thể thao, mà còn là hành trình của lòng kiên trì, ý chí vượt lên chính mình và khát khao cống hiến cho cộng đồng.
Nước mắm Quốc Hải đồng hành cùng Ngày hội “Đổi rác lấy quà” lần thứ 5 năm 2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chương trình “Đổi rác lấy quà” lần thứ 5 năm 2025 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức đã diễn ra sôi nổi tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP. Cần Thơ) với nhiều hoạt động ý nghĩa vì môi trường và cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình, thương hiệu nước mắm Quốc Hải đã trao tặng 1.000 chai nước mắm để ủng hộ Quỹ học bổng khuyến học, tiếp thêm động lực cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày hội "Đổi rác lấy quà": Lan tỏa ý thức sống xanh vì một tương lai bền vững
Với thông điệp “Rác thải nhựa hôm nay - Thảm họa ngày mai”, Ngày hội “Đổi rác lấy quà” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ tổ chức là một sự kiện đặc biệt ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em thiếu nhi nhân dịp ngày 1/6, với các hoạt động vừa mang tính giáo dục, vừa tạo không khí vui tươi, hào hứng đã giúp ngày hội diễn ra thành công tốt đẹp.
Cần Thơ: Đường Cách mạng Tháng Tám hư hỏng sau mưa, người dân lo ngại tai nạn
Sau cơn mưa lớn lúc 12h trưa 31/5, tuyến đường Cách mạng Tháng Tám (CMT8), đoạn qua 2 quận Bình Thủy và Ninh Kiều TP. Cần Thơ xuất hiện nhiều điểm hư hỏng nghiêm trọng, gây nguy cơ mất an toàn giao thông, đặc biệt đối với người đi xe máy.