Nếp nhà

Gia đình hơn 50 năm tổ chức lễ giỗ Bác Hồ

Thứ năm, 02/09/2021, 08:49 AM

Cụ Hai Đằng và gia đình đã hơn 50 năm tổ chức lễ giỗ Bác Hồ. Hơn 50 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ mất, gia đình cụ Hai Đằng đã tổ chức lễ giỗ, giờ đây, tuy Cụ không còn nữa, nhưng mỗi năm, khi đến ngày 02/9, các người con của cụ Hai Đằng vẫn đều đặn tổ chức lễ giỗ Bác.

Chúng tôi có dịp trở lại thăm gia đình cụ Cao Văn Đằng, mà người dân địa phương quen gọi với tên thân thiện: Cụ Hai Đằng (1922 - 2010), ngụ Khóm 9, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long. Cụ Hai Đằng và gia đình đã hơn 50 năm tổ chức lễ giỗ Bác Hồ. Hơn 50 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ mất, gia đình cụ Hai Đằng đã tổ chức lễ giỗ, giờ đây, tuy Cụ không còn nữa, nhưng mỗi năm, khi đến ngày 02/9, các người con của cụ Hai Đằng vẫn đều đặn tổ chức lễ giỗ Bác Hồ. 

nd 820(5)

Anh Cao Văn Vui thắp hương bàn thờ Bác Hồ.

Ngôi nhà của cụ Hai Đằng nằm sâu trong tuyến đường đal; ngôi nhà tường, mái tôn. Bàn thờ để thờ Bác Hồ được đặt trang nghiêm ở gian giữa của ngôi nhà, xung quanh treo nhiều ảnh Bác Hồ. Tiếp chúng tôi, anh Cao Văn Vui, người con trai thứ Sáu của cụ Hai Đằng niềm nở trò chuyện về những lần giỗ Bác, từ trong thời kỳ kháng chiến cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng như những năm sau khi cụ Hai Đằng đã mất.

Theo anh Cao Văn Vui, từ khi cụ Hai Đằng mất, ngôi nhà này được giao cho chị Cao Thị Mừng (con gái thứ 5 của cụ Hai Đằng) và chị Cao Thị Rành (con gái thứ 8). Mặc dù “đơn chiếc”, nhưng những người con của cụ Hai Đằng vẫn tiếp tục duy trì tổ chức lễ giỗ Bác Hồ. Theo anh Cao Văn Vui, năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 02/9, lễ giỗ Bác Hồ long trọng được tổ chức tại căn nhà nhỏ này. Thời kháng chiến chống Pháp, cụ Hai Đằng tham gia làm công tác hậu cần, dân quân, tiểu tổ Nông hội... cụ đi vận động tiếp tế cho quân ta. Cụ có 08 người con (04 trai, 04 gái), những người con trai của cụ Hai Đằng cũng nối gót cha tham gia cách mạng, trong đó, có một người đã nằm xuống trong một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 

Tìm hiểu về gia đình đã tổ chức hơn 50 lễ giỗ kể từ khi Bác Hồ mất, anh Cao Văn Vui chia sẻ: Ba tôi kể lại rằng, những năm 1968-1969, Ba tôi mua được chiếc radio để nghe tin, thời sự của bộ đội Cụ Hồ, cũng nhờ chính chiếc radio mà Ba tôi hay tin Bác Hồ mất. Chiều ngày 03/9/1969, đài phát thanh Hà Nội thông tin về sự ra đi của Bác, vậy là Ba tôi lập bàn thờ để thấp hương, tưởng nhớ Bác từng đêm; đồng thời, cứ đúng 01 năm, theo truyền thống, Ba tôi làm lễ giỗ. Tuy thời kháng chiến khó khăn, nhưng Ba tôi vẫn duy trì cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975); đến khi Ba tôi qua đời, anh em tôi vẫn duy trì tổ chức lễ giỗ cho đến nay.

Sau 30/4/1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, gia đình cụ Hai Đằng cũng như bao nhiêu gia đình khác, cuộc sống kinh tế còn nhiều khó khăn; cụ Hai Đằng đóng một cái tủ nhỏ làm bàn thờ Bác Hồ và đặt trang nghiêm ở gian giữa căn nhà, nơi thường dành thờ cúng tổ tiên. Những lễ giỗ sau những năm mới giải phóng chưa đông người như hiện nay, thời đó, gia đình có gì cụ Hai Đằng cúng nấy, có cá bắt cá, có gà làm gà; người dân địa phương xúm xít cùng nhau giỗ Bác. Gia đình cụ Hai Đằng mỗi năm có đến 06 lễ giỗ, nhưng giỗ của Bác Hồ luôn luôn là lễ giỗ lớn nhất. Vì theo nguyện vọng của cụ Hai Đằng khi còn sống, sau này nếu có làm giỗ cho ông thì làm chung ngày giỗ với Bác Hồ. 

“Hồi đó, do kháng chiến ác liệt, làm lễ giỗ đơn giản lắm, chỉ có mấy anh chị em trong nhà thôi, nhưng bây giờ thu hút càng ngày càng đông người, cả trong và ngoài huyện, nhất là lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh cũng về dự” - Anh Cao Văn Vui chia sẻ. Trong 05 năm qua, lễ giỗ được tổ chức với sự thu hút người dân địa phương ngày càng đông, bình quân từ 10-12 mâm. Đặc biệt, trong lễ giỗ, đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể của thị trấn Càng Long, Chi bộ Khóm 9 đến dự; đồng thời, trước ảnh Bác, đông đảo khách mời, người dân... lãnh đạo Đảng ủy, UBND thị trấn báo cáo với Bác về những thành tích đã đạt được về phát triển kinh tế-xã hội; quốc phòng - an ninh của thị trấn trong năm qua; những nhiệm vụ trọng tâm của năm tới. “Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biết phức tạp, không biết tổ chức lớn, nhỏ; đông, ít... nhưng gia đình đã chuẩn bị nuôi con heo để tổ chức giỗ Bác năm nay, mong sao sớm kiểm soát được dịch bệnh Covid-19” - anh Cao Văn Vui bộc bạch.

Lễ giỗ Bác Hồ của gia đình cụ Hai Đằng được tổ chức hàng năm, đây là hoạt động nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ. Đồng thời, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

  Bài, ảnh: TRƯỜNG HIẾU

Link nguồn: http://baotravinh.vn/xa-hoi/gia-dinh-hon-50-nam-to-chuc-le-gio-bac-ho-10832.html

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.

Các gia đình

Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp

Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Bắt nhịp sau Tết

Bắt nhịp sau Tết

Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.