Giải ngân vốn đầu tư công còn quá ì ạch
Cuộc họp HĐND các tỉnh vùng ĐBSCL vừa diễn ra trong tháng 12 ghi nhận nhiều câu hỏi của cử tri về các chiến lược phục hồi kinh tế và công tác xúc tiến đầu tư trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Với câu hỏi về giải ngân vốn xây dựng cơ bản, đầu tư công cho các dự án phục vụ cộng đồng, đa phần câu trả lời của những người đứng đầu ngành là thừa nhận công tác giải ngân vốn đầu tư công còn quá chậm so với chỉ tiêu đặt ra. Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm, nhưng một số nơi có tỉ lệ giải ngân rất thấp.
Cụ thể, Dự án xây dựng kè rạch Cái Sơn dài 2.800m đi qua địa bàn của 2 quận Ninh Kiều và Bình Thủy do Chi cục Thủy lợi TP.Cần Thơ làm chủ đầu tư là dự án có tầm quan trọng trong chiến lược giúp thành phố chống sạt lở, chống xâm nhập mặn và ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai.

TP- Cần Thơ rạch Kè Cái Sơn là một trong những tuyến kè gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Được cấp vốn đầu từ năm 2019 nhưng đến nay chỉ mới thi công được hơn 25% khối lượng công trình. Mỗi ngày chỉ một vài nhóm công nhân nhỏ làm việc, công trường ngổn ngang cốt sắt phơi mưa nắng đã rỉ sét. Một số ống cống chỉ mới được đặt xuống, chưa đấu nối đã khiến rác tập trung, ùn ứ gây mất vệ sinh. Tổng mức đầu tư dự án này là 341 tỷ bao gồm vốn ODA và vốn đối ứng ngân sách địa phương. Giai đoạn 1 tổng mức đầu tư là 101 tỷ nhưng chỉ mới giải ngân được 30 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quí Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PT NN TP Cần Thơ cho biết kè Cái Sơn là một trong những tuyến kè gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, kéo dài từ ngày khởi công dự án này đến nay.

Dự án rạch Kè Cái sơn vẫn còn khó khăn hiện nay là về mặt, di dời và bồi thường tái định cư cho người dân.
Cái khó nhất hiện nay là về mặt bồi thường tái định cư, khối lượng công việc nhiều mà lực lượng của ngành còn giới hạn về nhân sự, gây khó khăn trong công tác kiểm kê, bồi thường. Một khó khăn nữa là do nhiều hộ vắng nhà (đi làm ăn ở địa phương xa), không liên hệ được. Chúng tôi cũng đề xuất phương án xử lí với quận là thực hiện "Quyết định thu hồi đất” đối với đất vắng chủ, để giải phóng mặt bằng cho kịp tiến độ bàn giao. Nhưng đến thời điểm tháng 10/2021 chỉ mới giải phóng được 25% mặt bằng, tương đương với tiến độ công việc là 25%, đến cuối tháng 12 dự là sẽ giải phóng thêm 30% nữa.
Tính đến ngày 29/11, Cần Thơ có 16 đơn vị giải ngân trên 50% trong đó 5 đơn vị từ 90 -100%. Còn lại 25 đơn vị, địa phương giải ngân dưới 50%, đặc biệt có 7 đơn vị chưa giải ngân được đồng nào. Tính đến hết ngày 10/12/2021, giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Cần Thơ mới chỉ đạt 42%.
Nguyên nhân giải chậm kỉ lục được thành phố đánh giá là do các chủ đầu tư vẫn còn thiếu quan tâm đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy tại hiện trường... nên đã dẫn đến kết quả không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Trước thực tế này, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ áp dụng quy chế mới gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các dự án đầu tư. Sẽ kiểm điểm, kỷ luật nếu như làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giải ngân vốn đầu tư công. Sở Nội vụ cũng đã tham mưu cụ thể tiêu chí đánh giá cán bộ, viên chức liên quan đến các công trình dự án đang thực hiện chậm tiến độ.
Ông Châu Việt Tha, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết đã ban hành các tiêu chí đánh giá và xếp loại các cơ quan thuộc thành phố quản lý, áp dụng đối với các chủ đầu tư. Đây là 1 trong 3 tiêu chí quyết định mức độ hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. Sở Nội vụ sẽ cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư nắm sát sao tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để làm cơ sở theo dõi, rồi căn cứ tham mưu để xét thì đua cuối năm đối với các đơn vị.

Giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh Hậu Giang là đạt tỉ lệ giải ngân cao là 75%.
Trong khi đó, vùng ĐBSCL chỉ duy nhất có tỉnh Hậu Giang đạt tỉ lệ giải ngân cao, 75%. Thấp nhất là TP Cần Thơ và Kiên Giang đạt dưới 46%. Tỉnh Long An giải ngân thấp chủ yếu là vốn ODA (mới đạt 15,9%), do một số dự án sử dụng nguồn vốn này phải thực hiện nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, qua nhiều bước mới phê duyệt được định mức kinh tế - kỹ thuật, bên cạnh đó có sự biến động về giá cả, phải điều chỉnh lại.

Tỉnh Trà Vinh cũng gặp khó khăn chậm trể về việc giải ngân vốn đầu tư công, khi đại dịch Covid-19 còn phức tạp
Còn tỉnh Trà Vinh thì vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và việc áp dụng Chỉ thị 15-16 khiến một số công trình trong vùng nguy hiểm phải tạm dừng thi công, không thể nhập được thiết bị, máy móc, cùng với việc giá nguyên, vật liệu tăng từ 20-40%, đặc biệt là khan hiếm cát san lấp…
Lãnh đạo các địa phương ĐBSCL đã cam kết sẽ tập trung đẩy mạnh các giải pháp để tăng khối lượng và tăng tốc độ giải ngân vốn, nhanh chóng khởi công các hạng mục đã hoàn thành thủ tục đầu tư, tăng cường công tác giải phóng mặt bằng, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu, cán bộ kiểm tra, phấn đấu giải ngân đạt 70-71% trong những ngày còn lại của năm 2021.
Tuyên truyền về an ninh mạng tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ
Ngày 31/3, phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tổ chức tuyên truyền Luật An ninh mạng cho hơn 200 cán bộ, viên chức, người lao động và học viên nhà trường.
Cà Mau: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại huyện Thới Bình
(NSMT) - Nằm trong chuỗi hoạt động Sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2025”, UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuẩn bị phục vụ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025, diễn ra 2 ngày từ 06/4 đến 07/4.
Sóc Trăng đón cơn mưa giải nhiệt sau nhiều ngày nắng nóng
Sau những ngày nắng nóng, trưa ngày 31/3/2025, người dân ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Sóc Trăng vui mừng khi được đón cơn mưa giải nhiệt.
Hội Đồng Đội TP Cần Thơ tuyên dương 60 gương Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu
(NSMT) - Ngày 30/3, Hội Đồng Đội TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ lần thứ XI năm 2025. Với sự tham gia của 200 em thiếu nhi tiêu biểu, đại diện cho hơn 163.000 đội viên, thiếu nhi trên địa bàn thành phố.
Cà Mau: Họp báo cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ 04 cuộc trong năm 2025
(NSMT) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Thành Ngại vừa ký Kế hoạch về việc tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ 04 cuộc trong năm 2025.
Cần Thơ: Hơn 230 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025
(NSMT) - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ vừa tổ chức họp báo để thông tin về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 diễn ra từ ngày 04 đến ngày 08/4/2025 (nhằm 7 - 11/3 âm lịch) tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.
FPT thành lập trường Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại tỉnh Sóc Trăng
Ngày 29/3, ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Tỉnh đã có quyết định số 698/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT tại tỉnh này.