Giữ ấm cho gia đình mùa dịch
Dù thay đổi hình thức nào trong phòng, chống dịch COVID-19 thì có lẽ câu “ai ở đâu, ở yên đó”, hạn chế tập trung, tiếp xúc để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh nên là biện pháp tối ưu của mỗi người. Chính lúc này, gia đình là tổ ấm cho từng thành viên. Giữ lửa ấm cho gia đình luôn là điều cần thiết mà mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm, trong đó đòi hỏi vai trò vén khéo của người phụ nữ.

Được mẹ hướng dẫn, hai người con của chị Thảo đã biết giúp mẹ “chế biến” những món bánh đầu tay. Ảnh: N.Thảo
Bếp ấm, nhà vui
Việc truy vết những người từng đến tiệm phở, quán hủ tiếu, quán cơm, rồi lần lượt những ki-ốt ở chợ nông sản thực phẩm (Phường 3, TP. Bạc Liêu) vì có liên quan đến những ca dương tính, đã đặt lên vai người phụ nữ “nội tướng” trong mỗi gia đình nhiệm vụ giữ cho gian bếp luôn đỏ lửa! Nghĩa là ăn cơm nhà làm, hạn chế tối đa việc đến quán để ăn uống sẽ là ưu tiên số một để cùng nhau phòng, chống dịch bệnh. Những món ăn phụ ngoài hai bữa cơm chính luôn có “lực hấp dẫn” đối với nhiều người, nhưng trong bối cảnh bình thường mới như hiện nay, càng hạn chế ra đường là càng giảm nguy cơ nhiễm dịch. Giữ cho bếp ấm với những món ăn ngon cả nhà yêu thích, đòi hỏi vai trò của người nội trợ.
Từ đợt dịch thứ tư, chị Thảo (công tác ở một cơ quan trên địa bàn TP. Bạc Liêu) bận rộn hơn với công việc bếp núc ở nhà mình. Không còn nhiều thời gian đến lớp, đến nhà cô để học như trước đây, hai đứa con nhỏ của chị cũng được mẹ hướng dẫn để trở thành phụ tá đắc lực. Ban đầu là những việc nho nhỏ như xay tiêu, lột tỏi, lặt rau, rồi dần được mẹ dạy cho cách đánh trứng, pha bột, cân đường làm bánh. Không chỉ là để tạo ra những món nhà làm thật ngon, khỏi phải mua đồ ăn bên ngoài, mà bên nhau trong gian bếp còn chính là cách để giữ lửa ấm cho gia đình, bởi có ai đó đã bảo rằng “bếp ấm, nhà vui”! Không khí quây quần, san sẻ công việc rồi cùng nhau thưởng thức những món ăn tự tay nấu nướng, bày biện chính là không gian lý tưởng của một tổ ấm gia đình.
Phụ nữ không còn đơn độc vai trò nội trợ khi bếp núc đã có sự tham gia của chồng và những đứa con. Anh Q.T (Phường 7, TP. Bạc Liêu) cũng trở thành người đàn ông của bếp núc kể từ đợt dịch thứ tư này. Những món ăn từ bình dân đến “cao cấp” như bồ câu quay lu, giò heo hầm bắc thảo, gà hấp bắp chuối... đều một tay anh quán xuyến nhờ học hỏi từ các trang mạng. Anh chia sẻ: “Có vào bếp cùng vợ mới hay lâu nay vợ mình đã quá vất vả khi đầu tắt mặt tối ngày ba bữa ăn cho cả nhà. Công việc nội trợ tưởng nhẹ và giản đơn nhưng chiếm rất nhiều thời gian, công sức. Phải cùng nhau chia sẻ thì bữa ăn gia đình mới thật sự ngon, bởi làm mệt quá thì cũng không ăn ngon nổi”.
Phụ nữ giữ lửa ấm
Chưa khi nào gia đình lại trở về đúng nghĩa là tổ ấm chở che cho các thành viên như khi mùa dịch hoành hành. Dù có thay đổi chỉ thị chống dịch như thế nào thì câu cửa miệng mọi người luôn nhắc nhau chính là “ai ở đâu, ở yên đó”. Nhất là khi những quán ăn thường xuyên là những “đối tượng” bị gọi tên trong nhiệm vụ truy vết các F!
Chính lúc này, phụ nữ sẽ phát huy vai trò giữ lửa ấm cho gia đình mình. Giữ lửa ấm cho gian bếp bằng những bữa ăn ngon. Dù có sự tiếp sức của tất cả các thành viên trong nhà thì phụ nữ vẫn là “đầu tàu” trong việc lên kế hoạch cho gian bếp mỗi ngày. Giữ không gian đầm ấm, tạo cảm xúc tích cực bằng việc hướng dẫn các con chơi thế nào, học hành ra sao và cả những biện pháp phòng dịch tại nhà - mặc dù con trẻ luôn được chở che trong mái ấm gia đình, nhưng khi cha mẹ vẫn còn bôn ba ngoài đường với nhiệm vụ riêng thì việc mang mầm bệnh về nhà là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Dạy con giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết cách dọn dẹp phòng ốc, nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, súc họng, xịt mũi…, khi đó người vợ, người mẹ trong gia đình vừa là nội trợ, vừa kiêm luôn cả nhiệm vụ nhân viên y tế cho cả nhà.
Ở bất cứ thời kỳ nào, bối cảnh nào thì người phụ nữ khôn khéo, đảm đang sẽ biết cách thích nghi để trở thành người giữ lửa ấm cho gia đình mình. Những món ngon trong bếp ấm, ngôi nhà sạch bóng tinh tươm, không khí gia đình vui vẻ… chính là tổ ấm yên bình chở che các thành viên trong gia đình cùng nhau vượt qua đại dịch.
Theo Thúy Anh
Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hành trình tình nguyện - Trao nhận yêu thương”
Ngày 25/3, Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) trên địa bàn huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Học sinh Sóc Trăng đạt giải cao tại Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia
Ngày 21.3, tại Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra bế mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Cuộc thi do Bộ GD&ĐT, UBND TP.Hồ Chí Minh, Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Tại cuộc thi này, học sinh Sóc Trăng đã xuất sắc đạt giải cao.
Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi Nét đẹp học đường lần thứ V năm 2025
(NSMT) - Ngày 25/3, anh Thạch Quốc Phong - Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, vừa tổ chức thành công Chung kết Hội thi Nét đẹp học đường Trường THPT An Khách lần thứ V năm 2025.
Cần Thơ: Trường THPT Châu Văn Liêm tổ chức hội trại Chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đã tổ chức nhiều hoạt động trong ngày Hội trại truyền thống 26/3 nhằm tạo sân chơi vui tươi, năng động cho các em học sinh.
Cần Thơ: Nâng cao giá trị hạnh phúc gia đình thông qua hội thi nấu ăn
Một cuộc thi “mini” về nấu ăn cho các gia đình để nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, người lao động về tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình đã được tổ chức tại một xã vùng sâu của Cần Thơ.
Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
(NSMT) - Uỷ ban nhân dân phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Tọa đàm “Chìa khóa gìn giữ hạnh phúc gia đình” và Tuyên dương các Gia đình văn hóa tiêu biểu.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một viên ngọc quý trong kho tàng di sản
(NSMT) - Tối 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh An Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà năm 2025.