Nếp nhà

Hoàng hôn cuối chân trời

Thứ sáu, 21/07/2023, 09:09 AM

Như là ảo ảnh hay hoàng hôn đỏ sậm phía chân trời, tôi thấy bố khoan thai dạo bước, áo tràng lam phảng phất mùi trầm, bố đứng ở rìa trời, bao quanh là những đám mây hồng.

Ngày bố trút hơi thở cuối cùng rồi bay về vùng miên viễn, Sài Gòn đang trong cơn bạo bệnh, còn các con của bố thì mắc kẹt nơi vùng dịch. Chuyến xe cuối cùng đưa bố trở về với đất mẹ diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ.

Cuộc chia ly nhiều người đưa tiễn nhưng lại thiếu mặt những đứa con làm ai chứng kiến cũng thấy chạnh lòng, thương xót. Thế là xong một kiếp người, thế là xong một kiếp trần ai khổ luỵ. Bố ra đi nhẹ nhàng như cơn mưa đầu hạ, còn nỗi đau cho người ở lại thì cứ rộng dài theo năm tháng.

Ai đó bảo, thời gian sẽ xoá nhoà tất cả và làm lành mọi vết thương. Nhưng chỉ những ai trải qua nỗi đau tử biệt mới hiểu rõ, thời gian chỉ càng làm nỗi nhớ thêm đậm sâu và làm vết thương lòng thêm nhức buốt. Nhất là những đứa con đang đủ đầy cha mẹ, bỗng một ngày mất đi chỗ dựa vững chãi của đời mình, cảm giác chông chênh, hụt hẫng cứ chồng chéo lên nhau và sẽ đeo bám suốt cả cuộc đời. Để rồi những tháng ngày dằn dặt phía sau nỗi nhớ cha và khát mong ngày xưa cũ cứ đau đáu ở trong lòng.

Bố có tất cả bốn đứa con, ba gái một trai. Cuộc sống mưu sinh khiến các con của bố như những cánh chim tách khỏi bầy đàn, bay mỗi người mỗi ngã mà tìm nơi trú ngụ. Đàn chim ấy cứ mãi miết bay đi rồi xây đắp cho mình những tổ ấm mới như một lẽ đương nhiên trong cuộc sinh tồn mà ít khi có dịp trở về thăm nơi chốn cũ. Ngay cả khi người bố lâm trọng bệnh, thì đàn chim ấy cũng chẳng thể một khắc là có thể bay về bên ông, bởi những ngặt nghèo phía sau, bởi những ràng buộc níu chân cản bước.

img_20230514_155928-1530

Một ngày cuối xuân, khi những cánh đào còn chưa rụng hết, hoa lá vườn nhà vẫn độ xinh tươi, những đứa con còn đang chộn rộn phương xa và lỡ hẹn với bố một mùa xuân nữa, thì bố lâm trọng bệnh. Căn bệnh ung thư gan bất ngờ tìm đến rồi nhanh chóng hạ gục sức sống của bố. Ngày qua ngày những cơn đau hành hạ và vắt kiệt dần sức lực, chỉ một thời gian ngắn thân hình đầy đặn của bố trở nên quắp queo, gầy guộc, chỉ có cái bụng là chướng to bất thường, trông thật xót xa.

Các con của bố đón nhận tin dữ trong sự bàng hoàng, thảng thốt. Dù không muốn tin thì sự thật cũng đã an bài, đâu ai được quyền từ chối. Lo lắng và thương bố, từng đứa con vội vã thu vén công việc, tất tả trở về, mong được kề cạnh bên bố những ngày sau cuối. Nhưng thật trớ trêu, đại dịch covid-19 ập đến bất ngờ rồi lan nhanh như một cơn bão, cả nước phải oằn mình gồng gánh, còn miền nam thì phủ lối tang thương. Con đường về nhà của các con vì thế mà trở nên xa vời vợi. Chúng con chẳng thể làm được gì, vì sự an nguy của chính mình cũng đang bị đe doạ trong từng khoảnh khắc.

Bệnh tình trở nặng, bố sút cân trầm trọng, bụng ngày càng chướng to, mắt trũng sâu, da vàng vọt. Mọi bước đi của bố bây giờ đều rất khó khăn, nặng nhọc. Bố ăn ít và khó thở. Nên phần lớn thời gian bố nằm nghỉ ngơi, nghe kinh phật. Bố đau nhiều lắm, nhưng vẫn ngoan ngoãn uống thuốc và không bỏ bữa. Bố yếu nhiều lắm, nhưng vẫn không kêu rên hay gọi tên từng đứa con, điều mà những người sắp ra đi vẫn thường làm.

Bố chỉ nằm im, lặng lẽ nhìn ra ngoài cổng ngõ, ánh mắt ngóng trông, chờ đợi. Có lẽ bố đang ngóng đợi từng đứa con lần lượt trở về... Và có lẽ bố cũng hiểu sự chờ đợi ấy là vô vọng... Nên bố cứ bần thần nhìn ngóng vậy thôi.

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, cả miền nam thực hiện chỉ thị cách ly toàn thành phố, rồi đến giãn cách xã hội, và còn vì rất nhiều lí do mà các con không về bên bố được. Bao nỗi nhớ niềm yêu chỉ có thể gửi gắm, giãi bày bằng những cuộc điện thoại ngắn ngủi. Bố dặn dò từng đứa con cứ yên tâm làm việc, giữ gìn sức khoẻ, không phải lấn cấn bệnh tình của bố. Bố trấn an các con rằng bố vẫn ổn, vẫn còn trụ được. Đợi hết dịch, các cháu nghỉ hè rồi về thăm bố. Bằng những lời tâm tình, thủ thỉ của mình, bố giúp những đứa con vơi đi cảm giác day dứt, tủi thẹn khi không vẹn tròn đạo hiếu. Cứ vậy, niềm vui, niềm tin và tình yêu thương được nhen lên ngày một lớn, đủ để bố an lòng trong những tháng ngày tàn úa cuối cùng. Đủ để bố thanh thản nhắm mắt xuôi tay, bay về vùng trời xa lắc, khi mà từng đứa con chưa kịp về bên cho bố nhìn mặt, cầm tay lần cuối.

Một ngày mùa hạ, mưa trắng trời miền trung. Cơn mưa nặng hạt, dì dằng như thể bầu trời đang dùng uy quyền của mình mà dồn sự bực tức xuống nhân gian. Sân ngõ nhà mình bồng bềnh nước, xóm làng nhà mình bồng bềnh nước. Con bất giác nhìn lên cuốn lịch còn hơn phân nửa số tờ. Phải rồi " tháng 7 ngó ra, tháng 3 ngó vào". Tháng 7 mưa ngâu, thảo nào! Con giật mình vỡ ra tháng ngày đang đổ dần về những ngày mùa thu buồn hoang hoải. Lòng bâng khuâng chợt nghĩ, cuộc đời có biết bao nhiêu lần được đắm mình trong mùa thu dịu dàng, tinh khôi trước khi phải trở về với cát bụi? Bất giác, tim con đau nhói, vỡ vụn, tai con như ù đi, con rơi vào khoảng mông lung hư ảo khi hay tin bố qua đời.

 Bố đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản cùng cơn mưa ngâu ngày hôm ấy. Ngày 1/7/2021, thời gian của bố dừng lại ở đấy, còn thời gian của chúng con thì vẫn cứ trải dài và trôi chảy cùng với những nhớ nhung trong hồi ức thương yêu về bố.

Thời gian trôi nhanh hơn con nghĩ, cuộc sống thì vẫn cứ tiếp diễn, còn nỗi day dứt, nhớ thương thì vẫn cứ dày vò, đeo bám tâm can chúng con. Ngần ấy thời gian trôi qua, chúng con vẫn chưa về được bên bố, để mà thắp cho bố nén nhang sau bao nhiêu ngày mòn mỏi nhớ mong, để bố được yên lòng và chúng con cũng phần nào vơi bớt những tủi hờn, day dứt. Gánh nặng áo cơm nặng trĩu đôi vai, rồi những khó khăn, trắc trở của cuộc sống sau đại dịch như sợi dây vô hình cứ thít chặt lấy chúng con. Bao nhiêu thứ hỗn độn cứ nối nhau ập đến, khiến con đường về nhà thêm mịt mùng, xa tít. Chúng con lần lữa thất hẹn với bố và thất hẹn với chính bản thân mình.

Ngày hôm nay, mọi thứ đã dần đi vào quỹ đạo. Dịch bệnh không còn là mối nguy, qua đêm tối, Sài Gòn được hồi sinh và vực mình khoẻ lại, cuộc sống của chúng con cũng đã an ổn hơn nhiều. Nhìn lại chặng đường đã đi qua con không khỏi rùng mình, khiếp sợ, nhưng nghĩ đến con đường về nhà không còn xa xôi nữa con thấy vui và hồ hởi vô cùng.

Chỉ mất hai giờ bay cho một cuộc hạnh ngộ tương phùng, điều đơn giản ở thời bình nhưng lại đầy chông gai, trắc trở trong thời dịch loạn. Cũng như chuyến đi cuối cùng của cuộc đời bố, sẽ an lòng thỏa nguyện biết bao nếu được đông đủ các con cạnh kề, đưa tiễn.

Sau tất cả chúng con cũng được trở về nhà, về với tổ ấm của đời mình. Sau tất cả, chúng con cũng được về bên bố, được thực hiện nghĩa cử của những đứa con, điều bấy lâu làm chúng con muộn phiền, trăn trở.

Chúng con thắp nén nhang lên bàn thờ bố mà lòng nặng trĩu những suy tư. Bố vẫn ở đây và cười hiền như đất, bố vẫn nhìn chúng con trìu mến, hiền hoà. Bố ở đây, trong từng góc nhỏ ngôi nhà, nơi mái hiên và khu vườn trước ngõ. Dáng bố hoà trong nắng mai, hoà trong tán lộc vừng trước sân mát rượi, lũ chúng con sau bao ngày khắc khoải, ngóng trông nay được nguôi ngoai, an ủi đôi phần.

Chúng con quỳ sụp trước mộ phần bố mà khóc cho vơi bớt những nhớ thương, hờn tủi. Tại thời khắc này, chúng con không giấu diếm lòng mình, cũng không muốn phải gồng mình mạnh mẽ, chỉ muốn được vỡ oà, được trút hết nỗi niềm tích tụ bấy lâu cho nhẹ nhỏm tâm can. Bố ơi! Chúng con xin lỗi vì đã để bố phải đợi chờ lâu. Bố ơi! Chúng con đã về rồi đây, bố hãy cởi bỏ niềm khắc khoải, ngóng trông chôn tận đáy lòng và an lòng yên nghỉ. Ngủ ngon bố nhé! vầng dương của chúng con.

Như là ảo ảnh, hay hoàng hôn đỏ sậm phía chân trời, tôi thấy bố khoan thai dạo bước, áo tràng lam phảng phất mùi trầm, bố đứng ở rìa trời, bao quanh là những đám mây hồng. Bố nhìn chúng tôi mỉm cười mãn nguyện rồi từ từ lẩn khuất vào ráng chiều rực đỏ. Bất giác, tôi giơ tay chào và nở nụ cười đáp lại, một cảm giác hạnh phúc xen lẫn xúc động len lỏi trong tim. Chưa bao giờ tôi thấy hoàng hôn lại đẹp và bình yên như vậy.

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"  

Tác giả: Nguyễn Thị Minh

Địa chỉ: Xã Thủ Lộc, huyện Tiên Trang, tỉnh Thanh Hóa

Ban Tổ Chức  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.