Nếp nhà
Thứ bảy, Ngày 05 Tháng 04 Năm 2025

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Chủ nhật, 10/11/2024, 18:24 PM

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Trước đây, ông Võ Văn Hai từng là Chủ tịch HĐND quận, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN quận Bình Thủy. Khi về hưu năm 2009, ông tham gia công tác Đảng của địa phương với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, tiếp tục góp sức cho địa phương. Đặc biệt, ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Gia đình văn hóa của khu vực gần 18 năm qua. Mỗi tháng, CLB sinh hoạt một lần vào tối ngày 15 tại Nhà Văn hóa khu vực, với nhiều nội dung phong phú về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định pháp luật, phong trào của địa phương, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái, góp vốn xoay vòng… CLB được UBND quận khen thưởng là CLB điển hình trong phong trào văn hóa cơ sở.

Vợ chồng ông Võ Văn Hai và công việc bán tạp hóa thường ngày.

Vợ chồng ông Võ Văn Hai và công việc bán tạp hóa thường ngày.

Nói về gia đình mình, ông Hai nhắc đến người vợ tảo tần, luôn hết lòng với chồng con. Ông kể, bà là người chịu thương, chịu khó, quán xuyến nhà cửa, chăm lo con cái, lại còn chăn nuôi, buôn bán để thêm thu nhập. Hồi trẻ thì lo làm, đến giờ con cháu khuyến khích đi du lịch bà vẫn lo không ai chăm sóc chu toàn việc nhà. Bà Điệp giải thích: “Tôi bán tạp hóa trước nhà, rồi còn cả bầy gà vịt gần trăm con. Tuy không đi chơi xa nhưng tôi thấy vui vẻ, hạnh phúc là được rồi!”. Hạnh phúc mà bà Điệp nói là niềm vui bên chồng con, gia đình êm ấm, con cháu hiếu thảo, ngoan ngoãn. Đặc biệt là người chồng hiền lành, cảm thông, chia sẻ cùng vợ qua bao năm tháng bên nhau.

Cả hai vợ chồng nhớ lại, ngày lấy nhau, đất nước còn chiến tranh nên cuộc sống khó khăn. Đến khi hòa bình thống nhất, họ cũng như bao gia đình khác, tiếp tục vượt khó trong những ngày đầu tái thiết đất nước. Ông bà chăm chỉ làm ruộng, vườn, chăn nuôi heo, gà. Rảnh ông lại đi cắm câu ở các ao đìa, kênh rạch. Cứ thế, ông bà chắt chiu, chăm chút cho gia đình nhỏ, lo cho 4 người con ăn học. Bà Điệp chia sẻ: “Quan trọng nhất là phải biết nhường nhịn, yêu thương nhau. Người này nóng thì người kia nhường, rồi từ từ nói chuyện, phân tích đúng sai chứ không gây gổ, cãi nhau ầm ĩ. Có chuyện gì cũng bàn bạc với nhau rồi mới làm. Vậy là gia đình yên ấm hà!”. Nhờ đồng vợ, đồng chồng mà khi gia đình chuyển sang làm kinh tế, bà mở quán bán tạp hóa, ông làm mô hình “vườn - ao - chuồng” đều thuận lợi, phát triển.

Gia đình ông Hai là một trong những hộ tiên phong tham gia dự án của Trường Đại học Cần Thơ về thực hiện mô hình “vườn - ao - chuồng” cách đây mấy chục năm. Ông Hai kể: “Hồi đó, mô hình này mới lắm, tôi thấy hay nên đăng ký tham gia liền. Mình được các chuyên gia hướng dẫn về kỹ thuật, được nhà tài trợ cung cấp cây, con giống, vật liệu, còn mình chăm chỉ làm và tiếp thu, ứng dụng tốt những gì được truyền dạy nên mô hình đạt kết quả cao. Nhờ đó mà kinh tế gia đình được cải thiện đáng kể. Các hộ trong vùng thấy thế học theo và mô hình được nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. Một số hộ khó khăn thì gia đình tôi hỗ trợ cây, con giống, phân bón, cho mượn tiền không lấy lãi cho đến khi họ thu hoạch thì trả lại mình”. Mô hình của ông Hai trở thành điểm để nhiều người đến tham quan, học tập. Riêng ông Hai được khen thưởng là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp thành phố và cấp Trung ương.

Lo làm ăn, phát triển kinh tế nhưng vợ chồng ông Hai không lơ là việc giáo dục con cái. Các con của ông bà cũng có ý thức học tập, lao động từ nhỏ nên không phụ lòng cha mẹ. Hiện 4 người con đều có công việc, gia đình riêng ổn định. Ông bà Hai có 7 cháu nội, ngoại và 1 cháu chắt. Gia đình ông bà là gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương nhiều năm liền và từng được khen thưởng là gia đình văn hóa cấp thành phố.

Năm nay, ông Hai vừa nhận được huy hiệu 45 năm tuổi Đảng. Đó là niềm vinh dự, tự hào của một đảng viên luôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo Lệ Thu/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Bắt nhịp sau Tết

Bắt nhịp sau Tết

Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Giao tiếp kết nối yêu thương

Giao tiếp kết nối yêu thương

Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.