Sống khỏe

Hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19

Thứ bảy, 25/06/2022, 11:15 AM

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản hướng dẫn về đối tượng tiêm, liều lượng, thời gian tiêm và loại vaccine phòng COVID-19 cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Theo đó, các nhóm đối tượng, liều lượng, thời gian tiêm được Bộ Y tế hướng dẫn như sau:

Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên

Tiêm bổ sung (liều này không phải mũi 3)

- Loại vaccine tiêm cho những đối tượng này là cùng loại vaccine với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell).

- Khoảng cách thời gian giữa các mũi tiêm: Tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản hướng dẫn về đối tượng tiêm, liều lượng, thời gian tiêm và loại vaccine phòng COVID-19 cho từng nhóm đối tượng cụ thể

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản hướng dẫn về đối tượng tiêm, liều lượng, thời gian tiêm và loại vaccine phòng COVID-19 cho từng nhóm đối tượng cụ thể

- Liều lượng: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

- Đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) ....

Tiêm nhắc lại lần 1 (mũi 3, không tính liều bổ sung)

- Đối tượng: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vaccine và mũi bổ sung nếu có).

- Loại vaccine: Cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine mRNA.

- Khoảng cách: Tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vaccine Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản).

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

 Tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4)

- Đối tượng: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên,...

- Loại vaccine: Vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna); vacine AstraZeneca; vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);

- Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.

Nhóm đối tượng từ 12 đến 17 tuổi, tiêm nhắc lại (mũi 3)

- Đối tượng: Trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2)

- Loại vaccine: Vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Liều lượng: Liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên.

- Khoảng cách: Ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2).

- Người đã mắc COVID-19:Ttiêm nhắc lại (mũi 3) sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Nhóm đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Nhóm đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 thì tiêm vaccine sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị trên khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi.

P.V  
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.