Khám phá lễ hội dân gian độc đáo nơi đất mũi Cà Mau
(NSMT) - Bên cạnh những địa điểm du lịch hấp dẫn thì việc khám phá những lễ hội dân gian độc đáo và tâm linh ở Cà Mau là điều mà nhiều du khách mong đợi nhất trong hành trình tìm về đất mũi.
Cà Mau là một tỉnh nằm ở phía cực Nam của Tổ Quốc, được mệnh danh là nơi của xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dại. Cà Mau là một vùng đất trẻ, người dân quanh năm sống bằng nghề neo tàu đánh cá, chính vì thế, con người nơi đây luôn nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt vào thần linh sẽ ở bên và bảo hộ mỗi khi họ ra khơi đánh bắt. Sau bao năm, niềm tin ấy cứ lớn dần và được chuyển hóa thành các mùa lễ hội. Mỗi đợt lễ đều sẽ có những tích riêng của nó, đồng thời còn là dịp để tưởng nhớ và thờ phụng một vị thần mà người dân mong muốn được họ bảo vệ. Cứ mỗi mùa lễ hội ở Cà Mau, nơi đây đều cho du khách những cảm giác mới lạ, nô nức và phấn khởi khi được tham gia, nổi bật nhất có lẽ là Lễ vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào 23/3 ÂL hằng năm.
Sự tích bà Thiên Hậu
Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sinh ngày 23 tháng 3 ÂL năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Tương truyền rằng, trước đây bà Thiên Hậu có cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường thì gặp bão lớn. Lúc đó, Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi Bà, ép Bà trả lời, Bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, người ta đều gọi vái đến Bà. Năm Canh Dần (1110), nhà Tống sắc phong cho Bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Lễ vía Bà Thiên Hậu
Lễ hội vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người Hoa ở Cà Mau, thu hút đông đảo khách thập phương đến cúng viếng, xin xăm. Lễ được tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 23/3 ÂL hằng năm tại Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, phường 2, TP Cà Mau. Sở dĩ đa phần những lễ hội ở Cà Mau được khai lễ vào lúc 9 giờ là bởi vì người Hoa có quan niệm số 9 là con số may mắn. Trước buổi lễ, cộng đồng người Hoa ở Cà Mau sẽ cùng nhau tụ hội về làng để trang hoàng lộng lẫy trong và ngoài nơi thờ Bà. Trong lễ sẽ có nhiều nghi thức cúng tế, trong đó có tắm tượng để rửa đi lớp bụi của thời gian, thay xiêm y mới cho Bà.
Bên cạnh đó, người dân còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ với chiêng, trống, lân, sư, rồng... cùng cờ, hoa diễu hành qua các tuyến đường nội ô thành phố, làm cho ngày Lễ Vía Bà càng thêm rộn ràng, náo nhiệt.
Tại Lễ hội vía Bà, đại diện Ban trị sự sẽ đọc bài diễn văn bằng tiếng Hoa với nội dung ca ngợi công lao của bà, dâng ba tuần trà cùng mảnh giấy đỏ viết dòng chữ “tam sinh, ngũ quả”. Ngay sau đó, người dân sẽ lần lượt tiến đến dâng lễ vật tượng trưng để cúng Bà nhằm trả lễ, cầu mong được Bà Thiên Hậu tiếp tục phù hộ, phò trợ, che chở cho gia đạo bình an, gặp nhiều điều tốt lành, mua may bán đắt, cuộc sống ấm no, làm ăn phát đạt.
Theo tâm thức của người Hoa, từng đoàn người vào viếng Bà với bó nhang được đốt nghi ngút khói sẽ là một biểu tượng cầu mong được giao tiếp cũng như gửi gắm lời nguyện cầu quốc thái dân an, làm ăn phát tài, mùa màng sung túc đến với thần linh. Vòng nhang cầu an cứ cháy suốt ngày đêm trong một tháng, đây là một nét đặc trưng trong lễ vía Bà Thiên Hậu.
Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay đã trở thành một trong những điểm du lịch lễ hội được nhiều du khách thập phương đến cúng và trả lễ. Lễ vía Bà Thiên Hậu là một nét đẹp tâm linh của cộng đồng người Hoa đang sinh sống tại Cà Mau, cần được bảo tồn và phát triển.
30 chuyến bay quốc tế mỗi ngày, Phú Quốc và hành trình “thoát ngài hóa bướm”
Những ngày cuối năm, từ cảng biển đến cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chật kín khách quốc tế, còn khách Việt nô nức tìm kiếm “đảo ngọc” cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Một năm trước đó thôi, ít ai có thể nghĩ đến bức tranh tươi sáng như vậy cho hòn đảo.
Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm lần đầu tiên trên sông Hậu
UBND quận Ninh Kiều vừa thông báo, giải đua thuyền buồm lần đầu tiên trên sông Hậu sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/12/2024, tại khu vực Bãi Cát, nhà hàng Hoàng Tử, trên tuyến đường Sông Hậu, phường Cái Khế, trung tâm quận Ninh Kiều. Sự kiện này sẽ là một điểm nhấn đặc sắc trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, diễn ra từ ngày 28/12/2024 đến 8/1/2025, hứa hẹn mang đến cho du khách và người dân những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng.
Cần Thơ: Họp báo tổ chức Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều năm 2024
(NSMT) - Chiều 24/12, Uỷ ban nhân dân quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp báo thông tin về tổ chức hoạt động “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” lần thứ VII - năm 2024. Thời gian diễn ra trong 05 ngày, từ ngày 28/12/2024 đến ngày 01/01/2025 (nhằm ngày 28/11 - 2/12 âm lịch). Địa điểm tổ chức tại Sân khấu trên rạch Khai Luông và Công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Thú vị trải nghiệm làm gốm tại Cantho Eco Resort
Cách trung tâm thành phố khoảng 16km, Cantho Eco Resort (huyện Phong Ðiền) là điểm đến có nhiều trải nghiệm đa dạng. Theo đó, hoạt động workshop làm gốm mới đi vào hoạt động cũng thu hút nhiều du khách.
Nhìn lại “đảo ngọc” sau một thập kỷ, điều gì góp phần tạo nên kỳ tích?
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.
Khách quốc tế đến Phú Quốc tăng trưởng nhanh chóng, vượt “hoàng kim” 2019
Năm 2024, lượng khách quốc tế đến Phú Quốc tăng trưởng 43% so với năm 2019- thời điểm “hoàng kim” của du lịch Việt Nam, trong đó có nhiều đường bay mới lần đầu tiên tới đảo ngọc từ Singapore, Kazakhstan, Cộng hòa Séc, Slovakia...
Khách Tây ngạc nhiên khi Phú Quốc bắn pháo hoa hàng đêm
Chia sẻ trên tạp chí Bored Panda về chuyến đi Phú Quốc hồi cuối tháng 11 của mình, cây bút Chloe Darcy không khỏi bất ngờ khi đảo Ngọc bắn pháo hoa tới hai lần trong một đêm.