Nhịp sống

Khánh thành công trình kiểm soát mặn lớn nhất Việt Nam trị giá 3.309 tỉ đồng

Chủ nhật, 06/03/2022, 07:20 AM

(NSMT) - Dự án cống Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1) ở tỉnh Kiên Giang - công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam với tổng kinh phí xây dựng trên 3.300 tỉ đồng vừa được tổ chức khánh thành hôm nay, 5/3.

Đây là dự án thủy lợi lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này, có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát mặn-ngọt để hỗ trợ các tỉnh hạ nguồn sông Mekong sản xuất nông nghiệp thuận lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng cực đoan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại lễ khánh thành dự án cống Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại lễ khánh thành dự án cống Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1).

Dự án cống ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé được khởi công xây dựng tại huyện Châu Thành và An Biên, tỉnh Kiên Giang vào tháng 11/2019, hoàn thành vào năm 2021. Tháng 1/2022, công trình đã bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa vận hành khai thác. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỉ đồng do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NNPTNT) làm chủ đầu tư.

Cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m và khoang âu thuyền rộng 15m. Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, địa phương liên quan thực hiện nghi thức khánh thành dự án hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn- Cái Bé.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, địa phương liên quan thực hiện nghi thức khánh thành dự án hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn- Cái Bé.

Trên cống có thiết kế cầu giao thông nông thôn. Đê nối cống Cái Lớn, Cái Bé với Quốc lộ 61 có chiều dài hơn 5,7km, bề rộng mặt đê 9m, chiều rộng phần xe chạy 7m, bao gồm 3 cây cầu và 9 cống tròn, cống hộp. Nhiệm vụ của công trình cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ giúp kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi tại ĐBSCL với diện tích tự nhiên 384.120 hecta, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên 346.200 hecta.

Công trình ngăn mặn Cái Lớn – Cái Bé kết hợp với tuyến đê biển phía Tây sẽ tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng. Cống Cái Lớn – Cái Bé sẽ khép kín toàn bộ cùng đê biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang để chủ động việc kiểm soát nguồn nước, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) với những năm mưa ít. Tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thủy, bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Cống Cái Lớn - Cái Bé, công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam.

Cống Cái Lớn - Cái Bé, công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đây là công trình trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam, là công trình của ý Đảng lòng Dân đã vượt mọi khó khăn, thách thức để đồng lòng xây dựng.

Thủ tướng nhấn mạnh: Sắp tới phải chuẩn bị thủ tục thanh quyết toán rõ ràng, tránh tiêu cực. Có quy trình vận hành đúng quy định để khai thác có hiệu quả tối đa công suất. Đây không phải là công trình thủy lợi đơn thuần mà còn phải tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân sống trong vùng dự án. Địa phương phải chăm lo tốt đời sống cho người dân đã nhường diện tích đất đai của mình cho công trình triển khai thi công.

Tiếp tục triển khai dự án Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 2, giao Bộ NN-PTNN sớm có báo cáo tổng thể và kinh phí về Chính phủ. Thủ tướng tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển ĐBSCL nhanh và bền vững, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

Thủ tướng đề nghị các tỉnh, địa phương trong vùng tập trung nghiên cứu, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và chung tay chung sức, tăng cường liên kết phát triển theo hướng sản xuất lớn, quy hoạch, phát triển bài bản các vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, giải quyết bài toán sau thu hoạch nông sản để hàng hóa của vùng đi sâu, đi nhiều hơn vào các thị trường khó tính, nâng cao giá trị sản phẩm…. Tinh thần là chuyển đổi tư duy phát triển, không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt mà còn tính tới tương lai lâu dài, làm từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp…

Tại lễ khánh thành, Thủ tướng đã trao tặng bằng khen cho 3 tập thể, Bộ NN-PTNN tặng bằng khen cho 16 tập thể và 29 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1. Do đây là dự án có vùng hưởng lợi, tác động lớn nên sau khi khánh thành, đơn vị chủ đầu tư tiếp tục theo dõi, cân chỉnh, hoàn thiện quy trình hệ thống với thời gian từ 2-3 năm.

Thời gian theo dõi, cân chỉnh, hoàn thiện quy trình hệ thống với thời gian từ 2-3 năm tuân thủ đúng nguyên tắc Nguyên tắc vận hành công trình này là thống nhất trong toàn hệ thống, không chia cắt theo địa giới hành chính; bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho người và tài sản trong khu vực, hài hòa lợi ích giữa các nhu cầu sử dụng nước, phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi.

Việc vận hành đảm bảo không làm thay đổi nguồn nước của các hệ sinh thái hiện tại (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên); không để xảy ra tranh chấp về nguồn nước, cũng như hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; không vượt quá các chỉ tiêu thiết kế công trình và năng lực thực tế của hệ thống. Thời gian vận hành công trình chia làm 2 mùa: mùa khô tính từ đầu tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau; mùa mưa tính từ tháng 5 đến tháng 11. Sau khi vận hành thử nghiệm trong 2 năm sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy trình vận hành chính thức.

Quang Lợi  
Bạc Liêu: Lan tỏa mô hình “Vòng tay yêu thương”

Bạc Liêu: Lan tỏa mô hình “Vòng tay yêu thương”

(NSMT) - Thời gian qua, Phụ nữ Công an Bạc Liêu đã tạo sức lan tỏa với mô hình “Vòng tay yêu thương” đóng góp, hỗ trợ trao vốn không hoàn lãi cho hơn 1.000 thành viên câu lạc bộ “Nữ phòng, chống tội phạm” và giúp đỡ Phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... góp phần phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nước ngọt nghĩa tình

Nước ngọt nghĩa tình

(NSMT) - Thời gian qua, hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác nông nghiệp và cuộc sống của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh duyên hải của đồng bằng.

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

(NSMT) - Ngày 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính (thuộc Học viện Hành chính Quốc gia) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp”.

Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024: Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em dịp hè

Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024: Sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em dịp hè

(NSMT) - Để mùa hè trở nên ý nghĩa hơn với các em thiếu nhi, Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình "Đổi rác lấy quà" nhằm giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.

Ra mắt câu lạc bộ doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ

Ra mắt câu lạc bộ doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ

(NSMT) - Chiều ngày 16/5, tại TP Cần Thơ tổ chức lễ ra mắt, kiện toàn, phân công nhiệm vụ Ban điều hành, Ban cố vấn, kết nạp hội viên và kế hoạch hoạt động năm 2024 của CLB doanh nhân họ Bùi khu vực Tây Nam Bộ; do ông Bùi Vũ Phương làm Chủ tịch; ông Bùi Văn Đạo làm Trưởng ban Cố vấn, kết nạp 36 hội viên vào CLB.

Cần Thơ: Ra mắt mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

Cần Thơ: Ra mắt mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

(NSMT) - Chiều 16/5, tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thuỷ), Công an TP Cần Thơ và Sở Giáo dục - Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện mô hình “Trường học thân thiện, học sinh thanh lịch, không ma túy, không tệ nạn và không bạo lực học đường”. Mô hình được triển khai đến tất cả các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố.

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Tỉnh Sóc Trăng vừa thông báo và đề nghị một số tỉnh, thành phố nếu có nhu cầu sử dụng cát biển để làm đường cao tốc thì đăng ký với tỉnh.