Khánh thành tượng đài kỉ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cà Mau
(NSMT) - Tối 16/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Tham dự buổi Lễ có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hiển; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung; Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân...

Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau chuẩn bị công tác kỷ niệm sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc. Ngay từ đầu năm 2024, nhiều hoạt động đã được tổ chức, trong đó trọng tâm là công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm vốc lịch sử của sự kiện trên các phương tiện truyền thông.

Lãnh đạo và các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Cụm công trình Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Cùng với đó, các hoạt động tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình được tổ chức long trọng. Những hoạt động này không chỉ giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử mà còn thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với nhân dân địa phương – những người đã cưu mang, đùm bọc trong những ngày gian khó của cuộc tập kết.
Các hoạt động còn bao gồm các chương trình đền ơn đáp nghĩa, chăm lo an sinh xã hội, và phát động các đợt cao điểm để thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, các sự kiện văn hóa, thể thao cũng được tổ chức sôi nổi, và gần đây nhất là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, mang lại sự thay đổi đáng kể về đời sống cho người dân trong tỉnh.

Ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ khánh thành Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Tại buổi lễ khánh thành, ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Công trình này mang giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc, là một 'địa chỉ đỏ' quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đây sẽ là một điểm đến không chỉ để tham quan, học hỏi, mà còn là nơi sinh hoạt truyền thống của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh và du khách. Đồng thời, công trình cũng là một trong những hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030."

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho các cá nhân là nhân chứng và đại diện thân nhân của những người tham gia tập kết, đã trao tặng hiện vật.
“Phát huy tinh thần cách mạng của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Tôi đề nghị chính quyền địa phương cùng với các ngành có liên quan, các cấp khẩn trương có phương án cụ thể để quản lý, giữ gìn và phát huy công trình một cách hiệu quả, thiết thực. Đồng thời, cần tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nâng cao lòng yêu nước, bồi đắp lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh và cống hiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khát vọng cống hiến của thế hệ hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." - ông Phạm Thành Ngại nhấn mạnh.

Ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia cho UBND huyện Trần Văn Thời.
Với giá trị ý nghĩa lịch sử của sự kiện, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đối với địa điểm tập kết ra Bắc 1954 tại bờ nam Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời). Theo Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông Cà Mau (chủ đầu tư), Tượng đài con tàu có chiều dài 22m, rộng 7m và chiều cao mũi tàu 7.2m. Kết cấu thân tàu bằng bê tông cốt thép, sơn giả đá. Tổng mức đầu tư dự án 195 tỷ đồng.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh công bố quyết định di tích cấp Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 9 cá nhân có thành tích tiêu biểu đóng góp trong việc xây dựng tượng đài kỉ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 và 5 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc hiến tặng tư liệu, hiện vật. Đồng thời, tặng Bằng khen cho 12 doanh nghiệp đã tài trợ kinh phí cho các hoạt động kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024).
Cán bộ phải biết chào hỏi, cảm ơn người dân
Sáng ngày 10/7, Đảng ủy - UBND - HĐND - UBMTTQ phường Phú Lợi (TP.Cần Thơ) đã tổ chức triển khai mô hình “Cà phê với Nhân dân và doanh nghiệp".
Công an phường ở Cần Thơ bàn giao cháu bé đi lạc cho gia đình
Sau khi được người dân báo và bàn giao bé trai đi lạc, Công an phường Sóc Trăng (TP. Cần Thơ) đã tiếp nhận, chăm sóc, đồng thời nỗ lực tìm kiếm thân nhân, lai lịch và bàn giao cháu cho gia đình.
Phường Phú Lợi (TP.Cần Thơ) triển khai mô hình “Cà phê với Nhân dân và Doanh nghiệp”
Với mục đích kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của Nhân dân, Doanh nghiệp cũng như lắng nghe, trao đổi, thảo luận các ý tưởng mới và các ý kiến từ cộng đồng, mô hình “Cà phê với Nhân dân và Doanh nghiệp” ở phường Phú Lợi (TP.Cần Thơ) được ra đời.
Trường Chính trị TP Cần Thơ họp mặt viên chức, người lao động triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
(NSMT) - Ngày 8/7, Ban Giám hiệu Trường Chính trị TP. Cần Thơ tổ chức buổi họp mặt viên chức, người lao động nhằm triển khai các quyết định về công tác cán bộ và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025.
Nhà máy nước ở Cần Thơ vận hành bổ sung giếng nước ngầm tầng sâu
Trong chiến lược cải tạo, thay thế, bổ sung giếng nước ngầm để nâng công suất nhà máy nước, SocTrangWaco đưa vào vận hành thêm giếng nước nóng công suất 1.440 m3/ngày đêm.
Những chân chạy "khuyết" kiến tạo đường đua ngoạn mục
Không may mắn có đôi chân lành lặn và khoẻ mạnh, không có đôi mắt sáng rõ nhưng những chân chạy “khuyết” trong CLB Chạy bộ Hoa Khuyết vẫn kiến tạo kỳ tích marathon ngoạn mục. Phá vỡ rào cản bản thân để chinh phục các cự ly khó nhằn tại Giải Marathon quốc tế “Vietcombank Mekong Delta Marathon lần thứ VI năm 2025”.
Sau sáp nhập, trường học có đổi tên?
Trước đây, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có mạng lưới trường học từ mầm non đến THCS, tên gọi gắn liền địa danh địa phương. Từ ngày 1-7, khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, nhiều địa phương sáp nhập, vậy câu hỏi đặt ra là các trường học có phải đổi tên theo đơn vị hành chính xã, phường mới?