Nếp nhà

Khi đàn ông làm… mẹ

Thứ sáu, 07/01/2022, 09:25 AM

Mật khẩu của Zalo con là gì? Tập học để ở đâu? Vào học lúc mấy giờ? Hàng loạt câu hỏi thường trực mà anh chồng liên tục “alo” để hỏi vợ, kể từ khi vợ phải cách ly điều trị COVID-19.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Anh là nhân viên nhà nước, ngày hai buổi đến cơ quan, vợ kinh doanh nhỏ tại nhà cho nên trước nay mặc định công việc nội trợ, chăm con là giao phó toàn tập cho vợ. Cũng chính vì “lập trình” như vậy nên khi vợ vắng nhà vài hôm thì mọi việc trở nên… nhốn nháo! Đứa con trai nào giờ đã quen được mẹ dạy dỗ, kèm cặp việc học, nhất là khi mới vào lớp 1 lại học hình thức trực tuyến. Cho nên, khi cha làm… mẹ, đứa con không tránh khỏi ngỡ ngàng, vì cái gì cha cũng không biết, thế là “cha điện hỏi mẹ đi” luôn là câu nói thường trực của nó.

Cơm nước, đồ ăn, cha chỉ làm được mỗi món cơm chiên trứng, mì gói nên ngoài nỗ lực của cha, mẹ phải nhờ sự trợ giúp của người thân. Chuyện cơm nước không còn khó, chỉ mỗi chuyện dạy học cho con khi kỳ thi học kỳ đến gần là mối bận tâm lớn nhất của mẹ…

Khi vợ vắng nhà, những người chồng vốn quen được vợ “bao” việc nhà sẽ rối rắm như thế! Tự mỗi người đàn ông lúc đó sẽ nhận ra, nhiệm vụ nội trợ không hề đơn giản như họ vốn nghĩ. Cứ tưởng, ở nhà là thảnh thơi, thế nhưng trăm việc không tên luôn biến người phụ nữ thành… ô-sin trong chính ngôi nhà mình. Nhà cửa ngăn nắp, bếp núc gọn gàng, cơm canh ngon lành, quần áo sạch sẽ, con cái học hành nền nếp… luôn đặt lên đôi vai người vợ biết bao nhiêu nhiệm vụ mỗi ngày.

Bình đẳng giới không chỉ tạo sự công bằng giữa nam và nữ, thúc đẩy sự tiến bộ của một xã hội văn minh, mà đơn giản hơn trong mỗi nhà là giúp đôi bên có thể tự cân bằng cuộc sống của mình khi thiếu vắng bên kia, những ngày vợ vắng nhà đã cho anh chồng suy nghĩ đó…

Theo Nhật Quỳnh

Link bài gốc tại Báo Bạc Liêu Online

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Ngày con rời vòng tay cha mẹ để sánh bước bên người khác, cha lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt trước vẻ bề ngoài cố tỏ ra mạnh mẽ để cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha đã từng yêu con.

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Khoảnh khắc con đến thế gian với niềm hy vọng của cha, tình yêu thương của mẹ khiến những người làm cha, làm mẹ nhớ mãi. Những rung cảm thiêng liêng đó đã được nhiều người cha gửi gắm thông qua cuộc thi viết "Cha và con gái".

Giá trị gắn kết trong từng bữa ăn gia đình

Giá trị gắn kết trong từng bữa ăn gia đình

Cuộc sống của mỗi người vẫn còn lắm những bộn bề, lo toan nhưng khi nhắc về gia đình không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động và có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất với mỗi con người vẫn là những bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên.

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt:

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt: "Cha và con gái truyền đi những thông điệp yêu thương của cuộc sống"

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt cho rằng, những câu chuyện ý nghĩa, hấp dẫn từ cuộc thi "Cha và con gái" được kể ra một cách chân thực, sâu sắc sẽ truyền đi những thông điệp yêu thương trong đời sống.