Khơi dậy tình yêu với lịch sử, văn hóa địa phương
Thời gian qua, ngoài sự nỗ lực của các trường thông qua các hình thức học ngoại khóa; các sở, ngành đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, di tích, văn hóa… đã tạo cảm hứng cho nhiều người, nhất là học sinh chủ động nghiên cứu, tham gia.
Hiệu ứng qua cuộc thi
Tại cuộc thi “Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa tỉnh An Giang” năm 2021 do Bảo tàng tổ chức, thí sinh Trần Anh Thư (lớp 12A1 Trường THPT Xuân Tô, huyện Tịnh Biên) đã vượt lên 14.792 thí sinh để đạt giải nhất.
Là người yêu văn học và lịch sử, Anh Thư thể hiện cảm nhận về cuộc thi, các kiến thức qua tìm đọc, nghiên cứu tài liệu khá thuyết phục ban tổ chức. Anh Thư cho biết, em rất hào hứng với những cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa. Trước đó, em từng tham gia thi sáng tác văn học về địa danh và vẻ đẹp của quê hương An Giang.
Các kiến thức, từng câu hỏi là lời nhắc nhở về những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân An Giang anh hùng nói riêng. Trải dài theo hành trình mở đất và giữ đất là các di tích lịch sử - những nhân chứng lịch sử của thời gian luôn có sức hút kỳ lạ với cô học trò nhỏ.

Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
“Trong cuộc thi có một số câu hỏi liên quan đến di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc và em đã chọn nêu cảm nhận về di tích này ở câu tự luận. Di tích này khiến em ấn tượng sâu sắc, là bản cáo trạng tội ác diệt chủng của Polpot trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Không chỉ sự kiện trên mà mảnh đất An Giang, dải đất chữ S - Việt Nam thân thương đã trải qua biết bao cuộc chiến - biết bao anh hùng nén đau thương mà chiến đấu, đổi cho chúng ta nền hòa bình, độc lập, hạnh phúc, ấm no. Đối với em, nghiên cứu về lịch sử là tự nhắc nhở bản thân và biết trân trọng, gìn giữ những gì đang có được ở hiện tại” - Anh Thư bày tỏ.
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu thân thế sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng và quê hương An Giang” (kỳ tháng 12-2021), đáng chú ý có thí sinh Lê Thị Tố Trinh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) đạt giải nhì. Chị Trinh cho biết, nhờ có chị ruột làm việc ở tỉnh An Giang, nên mỗi năm có điều kiện đến tham quan Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. “Lần nào tôi cũng được giới thiệu cảnh đẹp, về quê hương An Giang, đặc biệt về Bác Tôn qua những câu chuyện gần gũi…
Khi thấy cuộc thi, được chị động viên tham gia, tôi tìm kiếm các nguồn tài liệu để nghiên cứu. Hiểu biết đến đâu thì tôi thể hiện bài thi đến đó, không nghĩ có giải. Qua từng thông tin góp nhặt được về Bác Tôn, cảm nhận trong tôi là sự tự hào, vì Bác Hồ và Bác Tôn là 2 vị lãnh tụ tài giỏi, nhưng rất đỗi gần gũi với nhân dân” - chị Trinh chia sẻ.
Tìm về nguồn cội
Lịch sử và văn hóa địa phương là những điều gần gũi nhưng chưa được quan tâm để thấy hết ý nghĩa và giá trị giáo dục. Thầy Nguyễn Văn Thắng (giáo viên một trường tiểu học ở huyện Châu Phú) kể, từ khi một số tuyến đường ở trung tâm xã được đặt tên, thầy luôn thắc mắc đó là những nhân vật nào.
Khi được viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện, thầy mới để ý các phần mộ của liệt sĩ, thấy tên các đại đội trưởng, các anh hùng của quê mình đều là tên các tuyến đường quen thuộc lâu nay. Nhận thấy điều này rất ý nghĩa, thầy Thắng đem vào tiết dạy, giới thiệu cho học sinh của mình. Dù các em chỉ học tiểu học, khả năng ghi nhớ thông tin lịch sử chưa giỏi, nhưng nhờ cách “mưa dầm thấm lâu”, giúp học sinh có thể tự tin trả lời căn bản về các anh hùng liệt sĩ ở địa phương.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc dạy học tổ chức sang hình thức trực tuyến. Các sân chơi ngoại khóa không được duy trì như thường lệ, phải thay đổi hình thức để thu hút học sinh. Bộ môn Ngữ văn của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang đã tổ chức cuộc thi cho học sinh giới thiệu về cảnh đẹp, nhân vật, di tích… ở nơi các em sinh sống để rèn luyện kỹ năng viết văn.
Tương tự, nhân các ngày lễ kỷ niệm, nhiều trường học phát động học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu từ các nguồn để viết về các di tích, danh nhân văn hóa trong địa phương hoặc trong tỉnh. Ngoài những cứ liệu tìm được, khuyến khích các em ghi chép qua lời kể của ông bà, cha mẹ và giới thiệu các nguồn tài liệu còn lưu giữ để tạo điều kiện cho nhiều người biết đến.
An Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng và đa sắc màu văn hóa. Ở bất kỳ giai đoạn nào, giáo dục văn hóa, lịch sử địa phương luôn là việc làm cấp thiết, ý nghĩa để thế hệ trẻ có những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử quê mình. Mọi người nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng hiện đã có nhiều “kênh” thông tin để tiếp cận. Từ việc giảng dạy của thầy cô đến tham khảo các hình ảnh, tư liệu qua sách báo, tranh ảnh, hiện vật, các câu chuyện lịch sử phát trên các sóng phát thanh, truyền hình…
Đó là điều kiện để đưa ra các cuộc thi không chỉ gói gọn trong trường học mà các đơn vị, ban, ngành đều có thể vận dụng linh hoạt cách giáo dục thu hút các đối tượng tự giác nghiên cứu, tìm hiểu.
MỸ HẠNH
Cần Thơ: Tuyên truyền, hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III
Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì tổ chức, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Cần Thơ ban hành Công văn số 260-CV/BTGDVTU ngày 26/5/2025 về việc tăng cường thông tin, tuyên truyền tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
An Giang: Hàng ngàn người trang nghiêm dự nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ Núi Sam
(NSMT) - Rạng sáng 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch), tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã long trọng diễn ra lễ tắm Bà (còn gọi là lễ mộc dục) theo nghi thức truyền thống. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Học sinh Cần Thơ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa Việt Nam
(NSMT) - Ngày 20/5, Cô Trần Thị Lụa - Hiệu trưởng Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, Trường THPT Châu Văn Liêm vừa tổ chức chương trình giao lưu quốc tế với đoàn học sinh thuộc Sở giáo dục tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc.
Ra mắt Hội họ Lê và Hội Doanh nghiệp - Doanh Nhân họ Lê thành phố Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/5, tại Cần Thơ đã diễn ra Lễ ra mắt Hội doanh nghiệp, doanh nhân họ Lê TP. Cần Thơ. Đến tham dự có ông Lê Nam Giới - Nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ; Ông Dương Tấn Hiển - Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPCT; Ông Lê Quang Thắng - Chủ tịch Tổng Hội họ Lê Việt Nam.
Press Cup 2025: Lần đầu giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan
Trải qua 8 mùa giải thành công, Press Cup 2025 đánh dấu bước ngoặt mới khi lần đầu tiên mở rộng giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan, khẳng định uy tín và tầm vóc ngày càng lớn của sân chơi dành cho những người làm báo.
Cần Thơ triển lãm sách chuyên đề “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp Thư viện thành phố Cần Thơ tổ chức triển lãm sách chuyên đề “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
An Giang: Hàng ngàn người đội mưa tham gia Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
(NSMT) - Chiều 19/5 (nhằm 22/4 âm lịch), tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ban tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội.