Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phổ biến, đứng thứ hai trong các bệnh phụ khoa với tỉ lệ 1/10 phụ nữ trong độ tuổi 30 - 40. Đây là tình trạng bệnh lý khi niêm mạc tử cung xuất hiện ở bên ngoài buồng tử cung. Hai vị trí xuất hiện lạc nội mạc phổ biến nhất là trong cơ tử cung và buồng trứng. Các vị trí khác ít phổ biến hơn là vòi dẫn trứng, bàng quang, đại trực tràng, phúc mạc, niệu quản…
Triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng.
Trong đó, triệu chứng điển hình của bệnh lạc nội mạc tử cung là cảm giác đau. Đa số phụ nữ có cảm giác đau trong kỳ kinh nguyệt, có thể cơn đau chỉ thoáng qua nhưng nhiều trường hợp cơn đau dai dẳng kéo dài với cường độ đau nhiều tại vùng bụng, lưng và vùng chậu. Ngoài ra, người bệnh lạc nội mạc có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, vấn đề về đại tiện…
Dù là bệnh lý lành tính, lạc nội mạc tử cung lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng như khả năng làm mẹ. Theo số liệu nghiên cứu, khoảng 30 - 50% các phụ nữ mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung phải đối mặt với tình trạng vô sinh, hiến muộn
Tuy nhiên con số bệnh nhân vô sinh, hiến muộn do bệnh lý lạc nội mạc tử cung rất dao động và rất thay đổi, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Chia sẻ tại hội thảo y khoa chủ đề "Lạc nội mạc tử cung - Giải pháp cho các bệnh nhân hiến muộn" do Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội phối hợp với Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức, ThS. BS Nguyễn Thị Thu - Chuyên gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội nhấn mạnh, phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ vẫn có cơ hội mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chúng ta không điều trị bệnh sẽ phát triển nặng lên, giai đoạn sau việc có thai sẽ là khó khăn.
"Không phải người nào bị lạc nội mạc tử cũng chắc chắn là mình bị vô sinh. Tùy thuộc vào mức độ, vị trí lạc nội mạc tử cung của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn cụ thể về tỷ lệ cơ hội mang thai tự nhiên của bệnh nhân cao hay không.
Nếu được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ về vị trí, kích thước, mức độ lạc nội mạc tử cung, các chỉ số xét nghiệm cũng như thời gian mong con để được đưa ra lời khuyên tiếp tục theo dõi thêm hay cần can thiệp hỗ trợ sinh sản sớm", bác sĩ Thu cho hay.
Do đó, để giảm thiểu các nguy cơ của bệnh lý lạc nội mạc tử cung đối với khả năng sinh sản, việc khám sức khỏe định kỳ cũng như sức khỏe tiền hôn nhân là vô cùng quan trọng. Bác sĩ Thu cho biết, khi xuất hiện những triệu chứng được nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung như thường xuyên đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc được chẩn đoán vô sinh, phụ nữ nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhằm xác định chính xác về tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh.
"Hiện nay, các phương pháp phổ biến thường được áp dụng trong việc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, bao gồm siêu âm đầu dò âm đạo, chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Đối với các bệnh nhân không hiến muộn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc ức chế nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật bóc khối u, thậm chí phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng.
Trong khi đó, trường hợp nhóm đối tượng bệnh nhân hiến muộn sẽ có các chỉ định can thiệp hỗ trợ sinh sản. Có 2 phương pháp can thiệp hỗ trợ sinh sản là IUI (Phương pháp lọc rửa tinh trùng để bơm vào buồng trứng) và IVF (Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm)", nữ bác sĩ cho biết thêm.
Chính vì vậy, bác sĩ Thu nhấn mạnh khi bắt đầu phát hiện lạc nội mạc tử cung, phụ nữ nên lên kế hoạch mang thai sớm nhằm tránh tình trạng bệnh diễn tiến lâu ngày dẫn đến khó có thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể nên cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim