Làm giàu từ kinh doanh đặc sản quê hương
(NSMT) - Kiên Giang có thế mạnh nghề biển, “cha truyền con nối” nhiều thế hệ sinh ra lớn lên theo nghề và có cuộc sống sung túc. Nhiều phụ nữ nhờ vào việc kinh doanh thủy hải sản có cuộc sống khấm khá, nuôi dạy con cái thành đạt.
Bén duyên với nghề
Khi lên 4 tuổi, chị Văn Thị Kiều Hương, theo cha mẹ từ Huế vào tỉnh Kiên Giang lập nghiệp, kinh doanh tại Trung tâm thương mại TP. Rạch Giá. Ban đầu gia đình bố mẹ chị Hương kinh doanh gạo tại Chợ Nông hải sản.
Do kinh tế khó khăn, chị Hương nghỉ học giữa chừng phụ bán hàng tiếp ba mẹ lo cho các em ăn học. Thời đó, bán gạo khá đắt do bỏ mối cho các tàu đánh cá, tuy nhiên, lợi nhuận từ việc bán gạo không cao, công việc lại nặng nhọc. Nhận thấy bán hải sản khô có tiềm năng, nguồn hàng dồi dào do Rạch Giá có rất nhiều tàu đánh bắt thủy sản nên chị Hương thử kinh doanh khô với số vốn ít ỏi.
Khi mới kinh doanh khô hải sản, chị Hương bán chỉ vài mâm cá khô nhưng hàng bán rất nhanh, lại được giá, lợi nhuận cao hơn báo gạo nhiều lần. Dám nghĩ, dám làm, chị Hương chuyển hẳn từ nghề bán gạo sang kinh doanh hải sản khô.
Chị Hương kể: “Ngày đầu khởi nghiệp, vốn liếng 2 vợ chồng chỉ có 40 triệu đồng, thiếu trước hụt sau, đôi bông tai ngày cưới cũng lén gia đình bán để làm vốn. Giai đoạn đầu vợ chồng tôi phải gối đầu lấy hàng rồi bán cho khách, được ít lợi nhuận tích góp dần dần làm vốn gối đầu”.
Vạn sự khởi đầu nan, cách lựa chọn hàng, bảo quản hải sản khô cần phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm, bản thân tự mày mò học tập, không ít lần va vấp, huề vốn có khi lỗ vốn. Số lượng khách hàng ban đầu ít ỏi, nhưng bán hàng bằng cái tâm và đặt chất lượng lên hàng đầu nên người tiêu dùng ngày càng biết đến. Tiếng lành đồn xa, người tiêu dùng ngày càng biết đến cửa hàng của chị Hương. Ngoài bán hàng trực tiếp cho khách, chị Hương còn bỏ mối cho các bạn hàng ở huyện, và các tỉnh khác và cung ứng hàng cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh để xuất khẩu hải sản khô sang nước ngoài.
Gắn bó với chợ Nông hải sản từ những ngày mới đi vào hoạt động, chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, ngụ Chợ Nông hải sản, TP. Rạch Giá dời cửa hàng từ chợ Nguyễn Thoại Hầu sang kinh doanh nước mắm. Thấy hải sản khô được người tiêu dùng ưa chuộng nên chị Dung lấy hàng về bán thử. Ban đầu, vốn ít, cửa hàng của chị Dung chỉ đặt bán từ 1 - 2 mâm khô, nhưng ngày nào khách cũng mua và không có đủ hàng để bán. Chị Dung kể: “Thời điểm đó, hàng bán chạy lắm, bình quân mỗi ký hải sản khô, tôi lời vài ngàn đồng. Thấy bán được tôi gối đầu vốn và lợi nhuận lấy hàng ngày càng nhiều thêm, mở rộng quy mô dần”.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung bên cửa hàng đặc sản khô tại chợ Nông lâm sản, Trung tâm thương mại TP. Rạch Giá
Những ngày đầu, do chưa có kinh nghiệm chị Dung thường xuyên lấy hải sản chưa phơi khô hẳn, thời gian bảo quản ngắn, có ngày bị lỗ vốn. Nghề dạy nghề, dần dần chị Dung tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi loại hải sản có đặc điểm riêng, người mua hàng phải chọn lựa kỹ để có sản phẩm ngon, bảo quản lâu hơn. Kiên Giang có lợi thế nguồn hải sản dồi dào, nguồn hàng phong phú với nhiều sự lựa chọn. Do đó, chị Dung chọn hải sản khô tại thuyền đánh bắt để có sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất bán cho khách.
Theo chị Dung, các loại hải sản như: Cá, mực ngư phủ phơi ngay sau khi đánh bắt trên tàu nên giữ được độ ngon, thơm nguyên chất của hải sản. Công việc bán hải sản khô cũng gặp nhiều khó khăn khi phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trời mưa khô dễ bị ẩm ướt, mùa nắng bị mất trọng lượng. Vì vậy, người bán hàng cần nghiên cứu cách bảo quản khô để hạn chế thất thoát như: Trữ hàng bằng tủ lạnh, che chắn cẩn thận khi trời mưa…
“Điều quan trọng là hải sản khô khi đến với người tiêu dùng còn thơm, ngon giữ nguyên chất lượng để khách nhớ tới mình và lần sau vẫn ghé của hàng ủng hộ, đó là thành công của người bán hàng”, chị Dung cho biết.
Nuôi con thành đạt
10 năm trải nghề, chịu thương chịu khó, hiện nay, cửa hàng hải sản khô của chị Văn Thị Kiều Hương có lượng khách sỉ và lẻ tương đối ổn định. Phụ vợ bán hàng, chồng chị Hương gác lại công việc chuyên môn trông coi hàng, bảo quản và đóng gói hàng gửi cho khách ở các tỉnh. Công việc ổn định và đều đặn, mỗi tháng trừ chi phí vợ chồng chị Hương lãi gần 50 triệu đồng. So khoảng thời gian khởi nghiệp 10 năm trước, cuộc sống gia đình chị Hương có của ăn của để. Mặc dù còn ấp ủ nhiều dự định kinh doanh với quy mô lớn hơn, song chị Hương tạm dừng lại vì tập trung lo cho con học tập.
Hiện hai con chị đang đi học, trong đó con gái lớn đang theo học đại học năm thứ 3, con gái nhỏ học tiểu học. Nhớ lại những ngày đầu gian nan, chị Hương mãn nguyện với những gì mình đang có. Gia đình có nhà cửa ổn định, vài mảnh đất để dành, công việc buôn bán đi vào nề nếp, con cái được học hành tử tế. Song, vợ chồng chị vẫn nỗ lực từng ngày để duy trì tốt hơn nữa công việc kinh doanh, giữ chữ tín đối với khách hàng và bạn hàng ở các tỉnh, thành.
“Cuộc sống khó khăn đã đi qua nhưng chị luôn nhớ, xem như là những ngày kỉ niệm để răn mình phải cố gắng gìn giữ và nỗ lực hơn trong công việc. Và đó cũng là bài học nhắc nhở con cái phải vươn lên trong mọi hoàn cảnh, cần cù lao động, làm giàu cho bản thân, có ích cho xã hội”, chị Hương tâm sự.
Nghề bán hải sản khô và nước mắm giúp cho gia đình chị Dung có điều kiện chăm lo con học hành thành tài. Xuyên suốt câu chuyện, hai người con chính là niềm tự hào mà chị Dung không ngừng nhắc đến. Những năm qua, cửa hàng khô đã giúp chị nuôi hai con học đại học và mua nhà ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp. Hiện nay, hai người con đều làm cho doanh nghiệp của Pháp với mức thu nhập trên 1.000 đô la Mỹ. Chị Dung kể: “Hai con ham học và đều học giỏi, ngày trước, mỗi tháng tôi gửi 2 con 10 triệu đồng để trang trải sinh hoạt phí. Sau khi ra trường, có việc làm tôi mua chung cư để hai con có chỗ ở ổn định, tập trung cho công việc”.
“Cuộc sống vẫn tiếp diễn, còn sức khỏe là còn lao động để thấy được mình hữu ích và xem đó là niềm vui, hạnh phúc của tuổi già sắp đến. Ngoài ra, chúng tôi còn mong muốn là tấm gương tốt để con cháu nối tiếp truyền thống gia đình, vươn lên và yêu lao động dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”, chị Nguyễn Thị Mỹ Dung chia sẻ.
Cần Thơ: Hơn 1.000 người tham gia Chương trình Chủ nhật Đỏ năm 2025
(NSMT) - Ngày 23/3, tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) Tây Nam Bộ (TP. Cần Thơ), Thành đoàn Cần Thơ phối hợp Báo Tiền Phong và Trung đoàn CSCĐ Tây Nam Bộ tổ chức Chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ XVII năm 2025 với thông điệp “Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi”.
Cần Thơ: Phường Thới Bình khởi công xây dựng nhà tặng gia đình chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự
(NSMT) - Ngày 20/3, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức khởi công xây dựng nhà Đại đoàn kết cho thanh niên Nguyễn Văn Đạt, Khu vực 4, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đội 14, Trung đội 12, Đại đội 3 - Sân bay Biên Hòa, Đồng Nai.
Cà Mau: Hơn 600 hộ dân thiếu nước sạch ở một xã nông thôn mới
NSMT) - Ngày 20/3, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau - ông Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác đi khảo sát một số hộ dân thiếu nước sạch sinh hoạt tại ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.
Cà Mau: Phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số năm 2025
(NSMT) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Nguyễn Minh Luân vừa ký Kế hoạch phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Sóc Trăng: Công an xã ra mắt Tổ phản ứng nhanh đảm bảo an ninh, trật tự
Công an xã Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị triển khai, quán triệt về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an xã, ra mắt Tổ phản ứng nhanh đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã...
Cần Thơ: Trường THPT Nguyễn Việt Hồng giáo dục truyền thống về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Hồng cho học sinh
(NSMT) - Kỷ niệm 56 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sĩ (AHLS) Nguyễn Việt Hồng (17/3/1969 - 17/3/2025), Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức buổi giáo dục truyền thống về AHLS Nguyễn Việt Hồng cho học sinh. Buổi lễ được diễn ra trang trọng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Tuyền nhằm tưởng nhớ và tri ân những cống hiến to lớn của AHLS Nguyễn Việt Hồng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
10 ngành học có triển vọng trong năm 2025
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề giai đoạn 2024-2030 ngày càng cao.