Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo sẵn sàng ứng phó đợt triều cường cao nhất trong năm
(NSMT) - Ngày 9/10, ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các sở ban ngành, lãnh đạo quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh nhằm ứng phó đợt triều cường cao nhất trong năm.
Theo Đài Khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ, mực nước đo được tại trạm Cần Thơ sáng nay (9/10) là 2,17m, cao hơn ngày hôm qua và cao hơn mức báo động III là 0,17m. Dự báo mực nước đỉnh triều trên các sông rạch còn tiếp tục lên cao và khả năng sẽ đạt đỉnh trong các ngày 10-12/10 (nhằm ngày 15-17/9 Âm lịch).

Ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các sở ban ngành, lãnh đạo quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh nhằm ứng phó đợt triều cường cao nhất trong năm.

Ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Ông Trần Thanh Bình - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ phát biểu tại cuộc họp.

Thượng tá Lê Đức Bảy - Phó giám đốc Công an TP. Cần Thơ phát biểu tại cuộc họp.

Ông Nguyễn Thái Bảo – Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều phát biểu tại cuộc họp.
Đỉnh triều cao nhất trong đợt này có khả năng lên mức 2,2-2,25m, cao hơn mức báo động III từ 0,2-0,25m, xấp xỉ đỉnh triều cường lịch sử năm 2019 (2,25m). Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hàng ngày vào lúc 5-7h và 16-18h. Các nguyên nhân chính là do thủy triều, gió mùa Đông Bắc, nước sông Mekong đổ về, kết hợp với mưa bão những ngày qua… Triều cường lên cao sẽ gây ngập lụt một số khu dân cư ở vùng trũng thấp, ngoài đê bao và các cồn trên sông Hậu; ngập lụt cục bộ một số tuyến đường trong đô thị, nhất là quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, một số khu vực nuôi trồng thủy sản ven sông và các cồn trên sông Hậu.
Ông Nguyễn Thái Bảo – Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết: “Lãnh đạo quận đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, phối hợp phân công lực lượng trực vào các ngày cao điểm. Việc mưa lớn liên tục, kết hợp nước sông dâng cao làm cho việc tiêu thoát nước ở các tuyến đường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, gây ngập sâu cục bộ trong một thời gian, gây cản trở cho việc tham gia giao thông của người dân. Để giải quyết tình trạng trên quận đã phân công lực lượng tham gia điều tiết giao thông, lực lượng đoàn viên thanh niên phối hợp với các đoàn thể tham gia hỗ trợ người dân tham gia giao thông. Chỉ đạo các phường trên địa bàn, ở các khu vực tiếp giáp sông, ao hồ căng dây giăng cảnh báo để bảo đảm an toàn.
Tuyên truyền cho người dân trông coi trẻ em cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc do triều cường gây ra. Phối hợp với điện lực kiểm tra các khu vực có nguy cơ rò rỉ điện, phối hợp với các đơn vị quản lý các công viên tắt hết các hệ thống điện khi triều cường dâng cao để đàm bảo an toàn. Phân công lực lượng trực tại các điểm thoát nước ở các tuyến đường ngập sâu, để đảm bảo các cửa thu nước thoát được nước, khi triều cường rút sẽ dỡ nắp cống lên để nước rút nhanh hơn và phải đứng canh để bảo đảm an toàn cho người dân tham gia giao thông trên đường.”
Ông Trần Thanh Bình – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ cho biết” “Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng lũ đầu nguồn sông Cửu Long đổ về kết hợp với các đợt triều cường trong tháng Chín Âm lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, các cơ sở giáo dục trực thuộc, Trung tâm GDNN-GDTX quận, huyện nghiêm túc thực hiện các nội dung như khẩn trương triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo về việc phòng, chống ảnh hưởng của mưa, lũ, triều cường trên địa bàn thành phố đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động, cha mẹ học sinh và học sinh để kịp thời nắm thông tin và chủ động đề phòng, ứng phó.
Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, triều cường trên địa bàn; phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trong trường hợp triều cường lên cao bất ngờ; triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng tránh đuối nước, nhất là đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh; nâng cao nhận thức của học sinh trong việc tuân thủ các quy định về phòng, chống tai nạn đuối nước; tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế trong việc giáo dục, tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống tai nạn, đuối nước cho học sinh, phòng chống dịch bệnh tay, chân, miệng, đề phòng rò rỉ điện, nhắc nhở học sinh lưu ý không đến gần, không tiếp xúc hệ thống điện trong trường và các trụ điện bên ngoài trường, nhất là trong những ngày triều cường dâng cao.”
Để tránh tình trạng như năm 2019, TP. Cần Thơ có rất nhiều tuyến đường bị ngập, trong đó quận Ninh Kiều có 61 tuyến, quận Cái Răng có 35 tuyến, quận Ô Môn 20 tuyến…, nơi ngập sâu nhất là 0,6m. Năm 2022, một số tuyến đường ngập sâu năm 2019 hiện đã được nâng cấp như Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Cừ, nút giao IC3… nhưng không thể chủ quan. Sở GTVT TP. Cần Thơ đề xuất một số biện pháp như bố trí lực lượng trực tại các vị trí xung yếu, điều tiết giao thông tránh ùn tắc và hỗ trợ người dân khi có sự cố; bố trí lực lượng tiêu thoát nước đóng mở van, khơi thông, gia cố hố ga…
Lãnh đạo các địa phương có nhiều tuyến đường, các cồn, diện tích lúa bị ngập sâu là quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, quận Bình Thủy, huyện Vĩnh Thạnh đề xuất sẽ chủ động xay dựng rào chắn các khu vực ao, hồ, mặt đường cặp sông rạch, tránh trường hợp khi ngập sâu không phân biệt được đường và sông (bố trí dây và đèn vào ban đêm); thông tin rộng rãi cho người dân biết các vị trí ngập, chiều sâu ngập, giờ đỉnh triều để chủ động di chuyển phù hợp…
Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ, chủ động xử lý sự cố ngập lụt các tuyến giao thông, xử lý ùn tắc giao thông, hỗ trợ người dân và phương tiện lưu thông. Đặc biệt, chủ tịch UBND các quận/huyện tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, chỉ đạo thực hiện các biện pháp gia cố đê bao, tôn cao các đoạn đê bao thấp, yếu, có nguy cơ sạt lở, vỡ đê; bảo vệ an toàn các vườn cây ăn trái, vùng nuôi trồng thủy sản, giảm tối đa mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân; huy động lực lượng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi cần thiết.
Giao cho Sở công thương chủ trì phối hợp với Điện lực Cần Thơ kiểm tra xử lý các sự cố về điện, đảm bảo an toàn về lưới điện, trạm biến áp, nhất là các điểm bị ngập. Giao cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động kiểm tra, theo dõi và quyết định luôn, chỉ đạo các trường học có thể điều chỉnh thời gian học cho phù hợp, có thể kéo dài trễ một chút, có thể nghỉ trong trường hợp cần thiết.

Lực lượng công an, quân sự phường Cái Khế hỗ trợ người dân gia cố đê bao sẵn sàng ứng phó với triều cường tại Khu vực 3 Sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.






Kiên Giang hoàn thành giao nhận quân năm 2025
Sáng 13/2, đồng loạt các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi, các địa phương trong toàn tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.
Những khoảnh khắc tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 13/2, thanh niên tỉnh Cà Mau nô nức hòa mình vào không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân trên khắp cả nước. Tại huyện Phú Tân đã tổ chức lễ tuyển quân, tiễn đưa các tân binh lên đường nhập ngũ trong bầu không khí phấn khởi và đầy tự hào.
Tiễn bước thanh niên: Niềm tự hào và khí thế mới trong ngày nhập ngũ
Sau dịp Tết Nguyên đán năm 2025, khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ, người dân hân hoan tiễn đưa những thanh niên lên đường nhập ngũ.
Thanh niên Sóc Trăng nô nức lên đường nhập ngũ
Sáng 13/2, các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong đó, có 1.650 quân cho các đơn vị thuộc lực lượng Quốc phòng và 275 tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân.
Cần Thơ: Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) là một trong những hoạt động của Công an TP Cần Thơ (CATP) trên lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm. Trong năm 2024, CATP tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong thực hiện phong trào. Qua đó, ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong nhân dân được phát huy, tích cực tham gia cùng cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).
Công an TP Cần Thơ đấu tranh, kiềm chế hiệu quả tội phạm giết người
Theo Công an TP Cần Thơ (CATP), trong năm thứ 4 thực hiện Công văn 1676/TTg-NC ngày 30-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người, tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố tiếp tục được kiềm chế. CATP phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) từ cơ sở.
Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang làm Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025.