Mất cha mẹ như mất cả bầu trời
Chẳng có nỗi đau nào có thể so sánh được nỗi đau mất cha mẹ. Đó là khi bạn nhận ra rằng mình đã vĩnh viễn mất đi người sẽ yêu thương bạn đến hết cả cuộc đời.
Đối với nhiều người, sự ra đi của cha mẹ là một trong những mất mát lớn nhất, khó vượt qua nhất trên đời.
Bác sĩ tâm lý Heidi Horsley, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Open to Hope Foundation cho biết, mất cha mẹ là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời, đánh dấu sự kết thúc của mối quan hệ mà chúng ta gắn bó từ khi sinh ra, trải qua những đau buồn và mất mát.
“Cho đến khi điều đó xảy ra, chúng ta không biết cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu không có cha mẹ. Việc họ ra đi có thể là một tổn thương, dù là đột ngột hay đã được chuẩn bị sẵn tâm lý” – Horsley nói.
Cha mẹ đã cho chúng ta cuộc sống, nuôi dưỡng chúng ta và định hình cuộc sống của chúng ta theo những cách thực sự lớn lao. Bởi vậy mới nói, sự ra đi của cha mẹ lại gây tổn thương tâm lý nặng nề như vậy.
Dữ liệu khảo sát cho thấy những đứa con mất đi cha mẹ rơi vào tình trạng khó ngủ, khó tập trung trong công việc, hòa đồng với mọi người và có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ từ một đến năm năm sau khi mất cha mẹ.
Một nghiên cứu khác cho thấy việc mất đi cha mẹ khiến ai đó có nguy cơ cao hơn phải chịu nhiều kết quả tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm uống rượu say, các vấn đề về lòng tự trọng và suy giảm hạnh phúc nói chung.
Tất nhiên, không phải ai mất cha mẹ cũng trải qua điều này, nhưng các nghiên cứu nhấn mạnh mức độ khó khăn khi đối diện với sự ra đi của đấng sinh thành.
Nhận biết nỗi đau buồn xuất hiện dưới nhiều cảm xúc khác nhau
Người mất cha mẹ có thể gặp phải những cảm giác như hoài nghi, sầu não, khát khao, thất vọng, lo lắng và không tập trung.
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Carla Marie Manly, phản ứng tự nhiên của một số người trước nỗi đau là kìm nén để tỏ ra mạnh mẽ. Họ thấy cần chuyển sang các việc khác như uống rượu hoặc giải trí để khỏa lấp. Nhưng nếu không có không gian để đối diện với cảm xúc thật, thì cách này không giúp bạn đối phó và vượt qua những gì đang chịu đựng.
Hơn nữa, việc kìm nén hoặc ngăn cản có thể khiến những cảm xúc không được giải quyết bùng phát, thậm chí khiến bạn sống khép kín hơn.
Cho phép bản thân đau buồn (đối mặt với nỗi đau) sẽ kích hoạt quá trình chữa lành bên trong cơ thể. Nó làm cho bạn mạnh mẽ hơn khi buộc phải tìm cách đối phó và sống với nỗi đau.
Tìm người hỗ trợ
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Kennedy nói, tìm đến một người họ hàng hoặc bạn thân cũng đã mất cha mẹ có thể có lợi. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí nghiên cứu Lão khoa (Mỹ) cho thấy với cả thanh niên và người trung niên mất cha mẹ, tư vấn và hỗ trợ từ những người thân giúp ích rất nhiều.
Viết thư cho cha mẹ
Khi ai đó bạn biết qua đời, luôn có khả năng có điều gì đó mà bạn không thể nói hoặc giải quyết với người đó. Những người khác cảm thấy buồn khi cha mẹ bỏ lỡ lễ tốt nghiệp, đám cưới hoặc sự kiện đặc biệt khác.
Hãy thử viết một lá thư cho bố mẹ bạn. Tập trung vào những điều bạn chưa được nói với cha mẹ mình, những điều bạn muốn cảm ơn họ, những điều bạn hối tiếc và những điều bạn hy vọng sẽ tiếp tục như một phần di sản của họ.
“Bức thư sẽ không được gửi đi nhưng nó sẽ phần nào dỡ bỏ những gì bạn đang giữ bên trong. Thật ngạc nhiên là mọi người đã được chữa lành vết thương khi viết bức thư đó” – Nhà tâm lý cho hay.
Cho phép bản thân gặp nhấm nỗi đau
Một quan niệm sai lầm phổ biến về đau buồn là bạn sẽ vượt qua và nó sẽ kết thúc. Đau buồn hiếm khi đơn giản như vậy. Đối với những mất mát sâu sắc, nỗi đau buồn không bao giờ biến mất hoàn toàn và có thể phải mất một thời gian dài để học cách sống chung với nỗi đau đó.
Kennedy khuyên nên dành một khoảng thời gian nhỏ cho nỗi đau để học cách đối phó với nó. Hãy dành 20 phút mỗi ngày trong một không gian để đau buồn một mình. Hãy than khóc, cho phép bản thân cảm nhận trọn vẹn nỗi đau buồn mà không kìm nén, sau đó cố gắng tiếp tục công việc trong ngày của mình như bình thường
Lên kế hoạch cho các ngày lễ, sinh nhật và ngày giỗ của cha mẹ
Năm đầu tiên không có cha mẹ bên cạnh vào những ngày lễ như Giáng sinh, Ngày của Mẹ và Ngày của Cha, bạn có thể bị tổn thương. Một số gia đình thậm chí có thể thấy năm thứ hai cũng nguyên vẹn như vậy. Lập kế hoạch trước cho những ngày quan trọng này có thể tạo ra sự khác biệt.
Chuyên gia gợi ý nên bắt đầu một truyền thống hoặc một nghi lễ gia đình có thể đơn giản như thắp một ngọn nến, nâng cốc chúc mừng hoặc chuẩn bị bữa ăn yêu thích của cha mẹ bạn để tưởng nhớ.
Chọn cách giữ cha mẹ luôn hiện hữu trong cuộc sống
De Sieno cho biết, một số gia đình để ảnh và vật kỷ niệm của cha mẹ quanh nhà để giữ cho ký ức về họ luôn tươi mới trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn cũng có thể trồng những bông hoa yêu thích của cha mẹ trong vườn. Tiếp tục thực hiện những sở thích và công việc mà cha mẹ bạn thấy có ý nghĩa, chẳng hạn như tình nguyện, may vá, câu cá hoặc phục vụ cộng đồng. Xem và đọc những cuốn sách hoặc bộ phim yêu thích của cha mẹ bạn.
Tìm ý nghĩa trong sự mất mát
Mất cha và anh trai là điều đã truyền cảm hứng cho Horsley thành lập một quỹ giúp đỡ những người khác tìm thấy ý nghĩa và mục đích sau mất mát. Việc giúp đỡ người khác giúp cô đương đầu với nỗi đau. Đó cũng là tâm nguyện cha muốn cô làm.
Đối với Kennedy, cái chết của cha cô là động lực khuyến khích cô nghiên cứu về nỗi đau buồn và đưa ra lời khuyên trong nhiều thập kỷ sau đó. “Bất cứ khi nào tôi nói chuyện hoặc dạy một lớp, tôi đều cảm thấy cha tôi ở đó.”
Hãy cố gắng tìm kiếm ý nghĩa từ sự mất mát của bạn. Nhận biết khi nào bạn đang hoàn thành một truyền thống mà cha mẹ bạn đã bắt đầu hoặc đang thực hiện bài học mà họ đã truyền lại cho bạn. Đó là cách để bạn kết nối lại với cha mẹ đã mất và tìm thấy ý nghĩa trong sự mất mát đó. Nhưng đừng ép buộc, hãy để những khoảnh khắc này đến với bạn một cách tự nhiên.
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.