Văn hóa

Một lòng vì “chợ 0 đồng”

Thứ ba, 13/07/2021, 09:23 AM

Nằm gần khu chợ sầm uất ở đường Trần Hưng Đạo, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ - “Chợ 0 đồng” - của cô Dương Thanh Hà, ở phường Lê Bình, đã hoạt động hơn nửa tháng nay.

Không ít người lao động nghèo đến đây nhận bó rau, vài quả trứng, túi gạo… về lo bữa ăn thời đại dịch. Ngồi lại với cô mới biết để duy trì những phiên “chợ 0 đồng” là “thuật toán” cũng căng thẳng,  đau đầu…

2a2d8154f0cc04925ddd

Sạp hàng với nhiều nhu yếu phẩm: rau củ, mỳ, đường, muối,..

Trời còn tờ mờ sáng, vợ chồng cô Hà đã loay hoay xếp rau cải, muối, trứng, đường,… để chuẩn bị cho phiên “chợ 0 đồng”. Tất cả đều ở tuổi lục tuần, vậy mà nguồn thực phẩm này, một phần do cô tự trồng, còn lại là nhờ sự ủng hộ của các “Mạnh thường quân” muốn giúp đỡ người nghèo khó.

Trong thời gian đầu, cô lấy 30 đến 40% thu nhập từ việc buôn bán nhỏ của mình để làm từ thiện, một thời gian sau các nhà hảo tâm ủng hộ để cùng giúp nhiều người khó khăn hơn. 

“Ngay từ lúc hai mươi mấy tuổi cô đã bắt đầu làm từ thiện. Lúc đó cô cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng gặp mấy người lao động, bệnh nhân nghèo cô lại muốn làm thêm cái gì đó để giúp đỡ họ. Cô làm từ thiện tới giờ cũng 30 năm rồi!”, cô Hà chia sẻ:

52c8dfafae375a690326

Người lao động đến nhận nhu yếu phẩm.

Một người buôn bán nhỏ, vốn liếng chẳng là bao. Mua bán ngày càng khó khăn hơn khi hệ thống siêu thị như người khổng lồ che phủ gần hết thị phần bán lẻ, áp đảo chợ truyền thống và người mua bán nhỏ… để có được động lực theo đuổi việc làm từ thiện như cô là việc khó - Nhiều người dù muốn nhưng không làm được. Vậy sao cô làm được? “Vì cô thương cảm những mảnh đời khó khăn, có sự ủng hộ của gia đình và sự tin tưởng của những nhà hảo tâm”, cô Hà nói.

 “Chợ 0 đồng” hoạt động gần 1 tuần thì những người bán vé số, chạy xe ôm, công nhân… ở địa bàn thành phố Cần Thơ biết. Họ tìm đến  cùng với niềm hi vọng được chia sẻ. Mới đầu, cô Hà chi khoảng 4 triệu đồng cho một tuần, gần đây lượng người đến đông hơn. Mỗi ngày cô chi gần 1 triệu đồng tiền chợ để có nhu yếu phẩm cần thiết cho người cần đến lấy. Thấy cô làm việc nghĩa, sớm hôm lao lực, lo toan mọi thứ, các mạnh thường quân đã góp thêm kinh phí theo kiểu của ít lòng nhiều.

a3bcb6c7c75f33016a4e

Vợ chồng cô Hà và những người tình nguyện ở sạp hàng “chợ 0 đồng”

 “Từ khi có “chợ 0 đồng” của cô Hà, tôi đỡ lo bữa đói bữa no! Tôi tiết kiệm được tiền mua thuốc men. Già  rồi không  kiếm được  tiền để lo mọi thứ”, bà L.K.H , năm nay 65 tuổi, sinh sống bằng nghề thu gom ve chai, nói. Trong ánh mắt bà hiện rõ sự trìu mến, biết ơn trước việc làm đầy ý nghĩa này của cô Hà.

"Mắc kẹt trong cuộc sống quá khó khăn, nhiều người bán vé số, những công nhân thất nghiệp cũng tìm đến chợ 0 đồng. “Từ khi bị mất việc làm do xưởng tạm nghỉ vì dịch bệnh, đã khó càng khó hơn khi tiền nhà trọ, tiền ăn uống… phải chi trả, nhưng đào đâu ra tiền. May nhờ có “chợ 0 đồng” của cô Hà”,  anh N.T.V  chia sẻ.

0 giờ ngày 12-7, quận Ninh Kiều và Cái Răng phải cách ly theo chỉ thị 16, trong 15 ngày. “Chợ 0 đồng” của cô Hà, thay vì tự chọn nhu yếu phẩm cần thiết thì cô sẽ bỏ vào túi đựng trước, những người cần đến lấy không phải chờ đợi chen chúc như trước nữa.

“Trong đợt giãn cách xã hội lần này, nhiều người cần giúp đỡ hơn, cô cố gắng giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu”, cô Hà nói: “Bây giờ mình mà không mở “chợ 0 đồng” này nữa thì biết bao nhiêu người bán vé số, chạy xe ôm không việc làm đâu có gì để họ ăn qua bữa. Cô chỉ mong “chợ 0 đồng” hoạt động được càng lâu càng tốt để giúp được nhiều người hơn”.

Chợ 0 đồng ở đây không được như siêu thị mini 0 đồng của những doanh nghiệp. Với một tấm bảng đã ố vàng, người nhà của cô Hà viết nắn nót mấy dòng chữ, căn dặn nhau lấy vừa đủ để ai cũng có chút gì qua bữa. Cả nhà cô, cả những người tin tưởng góp sức với cô duy trì phiên chợ không đồng- họ chỉ có một lòng vì việc “Nghĩa’.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong “giãn cách" phải thương nhau cùng

Hoàng Phát  
Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay

Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay

Những đặc điểm như chiều dài ngón hay cấu trúc bàn tay có thể giúp phụ huynh nhận biết khả năng tư duy và tiềm năng phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".