Nếp nhà

Nếp nhà trong gia đình 3 thế hệ

Thứ ba, 29/06/2021, 14:43 PM

Cuộc sống hiện đại càng khiến vai trò của gia đình trở nên nổi bật. Nếu không có sự kính trên nhường dưới thì truyền thống gia đình khó lòng được gìn giữ.

6-1-1015291

Gia đình 3 thế hệ đầm ấm của vợ chồng cô Phạm Thị Bích và chú Phạm Văn Châu

Đến nhà cô Phạm Thị Bích (71 tuổi, ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) ai cũng như vui lây với không khí gia đình rộn ràng, ấm áp.

Chú Phạm Văn Châu (81 tuổi, chồng cô Bích) vừa đi chợ về đang chuẩn bị bữa trưa cho vợ với món canh chua và cá đồng kho sả, mùi thức ăn thơm lừng gian bếp. Ngoài khoảng sân rộng rãi, thoáng mát, cô Bích thảnh thơi nhìn các cháu ngoại vui đùa.

Chị Thanh Thuận, con gái cô Bích bật mí: “Ba thương má lắm, lo từng miếng ăn giấc ngủ. Ba nói hồi xưa má cực khổ nên bây giờ ba bù đắp. Cả nhà chưa bao giờ xảy ra xích mích. Tụi chị thật may mắn làm con của ba má”.

Làm sao không may mắn cho được khi 52 năm qua, từ khi cô Bích và chú Châu nên nghĩa vợ chồng, đã dành hết tình yêu thương chăm chút cho mái ấm. Chỉ có 2 con gái sinh đôi, cô chú đặt tên Thuận và Thảo, mong các con luôn yêu thương nhau. Rồi các con lập gia đình, cháu ngoại cũng do ông bà phụ dưỡng chăm sóc, dạy dỗ, đều học giỏi, ngoan hiền. Hai con gái nối nghiệp nghề may của cô Bích, xây dựng nên thương hiệu nhà may Thuận Thảo, kinh tế ổn định. Ðiều đáng quý là nhiều con cháu tham gia công tác xã hội địa phương, hàng năm đều được các ban, ngành tuyên dương, khen thưởng.

Cô Bích có gương mặt phúc hậu, nói chuyện từ tốn, nhẹ nhàng, luôn nhường nhịn, tin tưởng và tôn trọng chồng, ân cần khuyên bảo con cháu.

Cô Bích chia sẻ: “Vợ chồng nên cởi mở trong giao tiếp, có lắng nghe mới thấu hiểu để đồng cảm, biết nhìn vào cái tốt của nhau, nên suy nghĩ tích cực, đừng gây thêm áp lực. Dù tính cách có khác biệt nhưng đã sống chung thì phải tìm cách dung hòa, xây dựng gia đình thật sự là nơi ấm áp, yêu thương để các thành viên đều muốn trở về”.

 Ðược như ngày hôm nay, vợ chồng cô Bích đã vượt qua biết bao gian khó. Trước đây, cô Bích làm thợ may ở Kiên Giang, gặp chú Châu lúc đó là bộ đội, đóng quân gần nhà. Năm 1968, hai người kết hôn, sau đó đến Cần Thơ lập nghiệp. Năm 1998, chú Châu nghỉ hưu. Ngoài tiền lương của chồng, cô Bích chăn nuôi, trồng trọt, may đồ, vất vả làm thêm nhiều nghề nuôi con, dành dụm mua đất cất nhà.

Mảnh đất rộng với 2 ngôi nhà liền kề khang trang hiện tại là nơi gia đình chị Thuận sinh sống, còn gia đình chị Thảo ở chung với ba má.

Bao nhiêu năm nay, hằng ngày chú Châu vẫn giữ thói quen dậy sớm nấu nước pha trà, chuẩn bị thức ăn sáng và thuốc để sẵn cho vợ rồi đi chợ. Chú nấu ăn riêng cho vợ theo chế độ phù hợp dành cho người cao tuổi, có bệnh.

Chị Thảo cho biết: “Trong nhà luôn giữ nếp kính trên nhường dưới, đi thưa về trình. Ba má chính là tương lai của mình, con cái sẽ nhìn cách mình đối đãi với ông bà mà học hỏi nên tụi chị làm gì cũng cân nhắc. Hai chị em luôn noi gương ba má để sửa mình, nhường nhịn để trong ngoài yên ấm”.

Không sống chung 3 thế hệ như gia đình cô Bích nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Ngân (52 tuổi, ở phường Thới An Ðông, quận Bình Thủy) tính đến nay cũng đã hơn 30 năm xây dựng nếp nhà hạnh phúc, mẫu mực, con cái học hành thành đạt.

Ðể có tiền nuôi con ăn học, vợ chồng chị suốt ngày lam lũ ruộng vườn. Những năm mùa màng thất bát, nợ nần, vợ chồng lại động viên nhau cố gắng. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà, anh chị đều bàn bạc, sau đó xin ý kiến má chồng, vì vậy trên dưới luôn thuận hòa. Suốt quãng thời gian làm dâu, chị Ngân có má chồng là điểm tựa, phụ bán tạp hóa, trông coi nhà cửa, dạy dỗ các cháu.

Ðáp lại tình nghĩa ấy, chị luôn quan tâm bữa cơm gia đình hằng ngày, chăm chút thuốc men khi má ốm đau. Tình yêu thương như hạt mầm được cha mẹ gieo trồng, chăm bón mỗi ngày, lan tỏa trong các con chị những điều tốt đẹp. Hiện 2 con đã tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định, hết mực hiếu kính với bà nội và cha mẹ.

Chị Ngân kể: “Sống chung cũng có lúc giận hờn, nhưng mỗi người bớt chút cái tôi cá nhân, nhường nhịn để vì cái chung. Cực khổ cỡ nào cũng được chỉ cần thấy người thân vui, bình an là bao mệt nhọc tan biến”. 

Cũng như cô Bích, chị Ngân, nhiều gia đình khác cũng đang duy trì được nếp nhà tốt đẹp nhờ sự tôn trọng, yêu thương, nhường nhịn, thấu hiểu và chia sẻ. Trồng cây thì nhận về quả ngọt, gieo tình yêu sẽ nhận tình yêu. Cha mẹ thương nhau, hiếu thảo với ông bà thì các con cũng sẽ tiếp nối sự tử tế đó để lưu giữ truyền thống gia đình từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Khánh Tường  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.