Nếp nhà

Ngày gia đình Việt Nam: Dịp tôn vinh giá trị gia đình trong xã hội hiện đại

Thứ ba, 28/06/2022, 09:16 AM

Trong cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, ngày Gia đình Việt Nam được coi như dịp tôn vinh mái ấm gia đình và là cơ hội để mỗi thành viên thấu hiểu và quý trọng hạnh phúc đang có.

Gia đình ông Phạm Văn Hà (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) được hàng xóm, địa phương đánh giá là “Gia đình văn hóa” bởi cuộc sống hạnh phúc, chưa từng xảy ra điều tiếng.

Vợ chồng ông sinh được 2 người con thì cả 2 đều ăn học nên người. Nói về ý nghĩa của Ngày Gia đình Việt Nam, ông Hà cho rằng đó là dịp quan trọng để sum họp gia đình, tổ chức gặp mặt các thành viên trong gia đình và chăm lo gắn kết với hàng xóm, cơ quan, nhà trường và xã hội… Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống nề nếp gia phong, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Gia đình ông Phạm Văn Hà được xóm giềng yêu mến nhờ cuộc sống hạnh phúc, con cái thành đạt

Gia đình ông Phạm Văn Hà được xóm giềng yêu mến nhờ cuộc sống hạnh phúc, con cái thành đạt

Trong đó, ông Hà cũng nhấn mạnh vai trò của những bữa cơm trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Theo ông, bữa cơm gia đình không chỉ đơn thuần việc cung cấp đủ năng lượng sau thời gian làm việc mệt nhọc mà còn mang yếu tố tinh thần.

Với người Việt Nam, từ xưa đến nay, bữa cơm gia đình là những phút giây hạnh phúc, bởi sau những vất vả mệt nhọc, mọi người lại được cùng gia đình quây quần bên mâm cơm. Mọi người kể về công việc cho nhau nghe, chia sẻ những khó khăn mà người thân đang gặp phải để cùng tìm cách tháo gỡ và tự thấy mình có trách nhiệm với gia đình hơn.

Trong bữa cơm bố mẹ dạy con tiếp thức ăn mời ông bà để thể hiện lòng hiếu thảo, con trẻ được người lớn dạy cách ăn để “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Ăn trông nổi, ngồi trông hướng”. Cũng từ bữa cơm gia đình, người phụ nữ có dịp trổ tài nấu nướng. Người đàn ông được tận hưởng những phút giây thư thái bên gia đình, gạt bỏ mệt nhọc của cuộc sống mưu sinh. Trẻ em đưọc ríu rít bên bố mẹ, kể cho bố mẹ nghe những chuyện ở lớp với vẻ ngộ nghĩnh đáng yêu, được tận hưởng những món ăn do chính tay mẹ nấu. Mâm cơm thường ngày chỉ là vài món đơn giản, có thể còn mặn nhạt, nhưng không khí của bữa cơm thường nhật ấy đã xua hết mệt mỏi, qua câu chuyện hàn huyên, mọi người gắn kết với nhau hơn.

Từ bữa cơm ấy, trẻ em gái được học thêm về nữ công gia chánh, trang bị thêm cho vốn kiến thức về kỹ năng sống của mình. Hơn tất cả mọi thứ vật chất cao sang, bữa cơm gia đình thực sự có giá trị về tinh thần, khiến mỗi chúng ta chỉ mong nhanh chóng xong mọi việc để về quây quần bên mâm cơm tối. Thật ý nghĩa và hạnh phúc biết bao.

Và trên hết, để có được những sự chia sẻ, thấu hiểu trong mỗi gia đình thì những nề nếp, thói quen hằng ngày cũng góp phần quan trọng.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Phượng - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, các hoạt động sinh hoạt trong gia đình, sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ ân cần chỉ bảo của ông bà, cha mẹ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen, nề nếp, tác phong sinh hoạt của con cái. Bên cạnh những yếu tố đạo đức, ứng xử trong giao tiếp thì tác phong sinh hoạt, thói quen trong hoạt động lao động sản xuất cũng đều trở thành những chuẩn mực mà gia đình tạo cho con cái từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.

Như nhiều giá trị văn hóa khác, hệ giá trị văn hóa gia đình cũng luôn vận động, phát triển không ngừng để thích nghi với sự biến đổi của xã hội. Hệ giá trị gia đình Việt Nam ngày nay đang trong quá trình chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại với một số giá trị, chuẩn mực bị mất đi, một số giá trị tuy giữ nguyên tên gọi nhưng nội hàm đã biến đổi.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Phượng dẫn chứng trong giáo dục con cái, bên cạnh việc giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, các gia đình còn chú ý đến giáo dục các giá trị về tri thức, kinh nghiệm và ý thức cộng đồng cho con trẻ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi về phẩm chất, năng lực, kiến thức mà mỗi đứa trẻ cần được trang bị để thích ứng với xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường.

Thảo Nhi  
Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Ngày con rời vòng tay cha mẹ để sánh bước bên người khác, cha lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt trước vẻ bề ngoài cố tỏ ra mạnh mẽ để cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha đã từng yêu con.

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Khoảnh khắc con đến thế gian với niềm hy vọng của cha, tình yêu thương của mẹ khiến những người làm cha, làm mẹ nhớ mãi. Những rung cảm thiêng liêng đó đã được nhiều người cha gửi gắm thông qua cuộc thi viết "Cha và con gái".

Giá trị gắn kết trong từng bữa ăn gia đình

Giá trị gắn kết trong từng bữa ăn gia đình

Cuộc sống của mỗi người vẫn còn lắm những bộn bề, lo toan nhưng khi nhắc về gia đình không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động và có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất với mỗi con người vẫn là những bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên.

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt:

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt: "Cha và con gái truyền đi những thông điệp yêu thương của cuộc sống"

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt cho rằng, những câu chuyện ý nghĩa, hấp dẫn từ cuộc thi "Cha và con gái" được kể ra một cách chân thực, sâu sắc sẽ truyền đi những thông điệp yêu thương trong đời sống.