Văn hóa

Nghề dệt choàng trên dải cù lao

Chủ nhật, 30/07/2023, 21:09 PM

(NSMT) - Nghề dệt choàng đã theo tay bà con đất Hồng Ngự (Đồng Tháp) cả trăm năm nay, những chiếc khăn rằn làm nên đặc trưng văn hóa của người miền Tây sông nước. Để bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nghề dệt choàng tại xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ăn sâu vào tâm khảm từ bao đời nay, hình ảnh áo bà ba cùng chiếc khăn rằn vốn đã trở thành biểu tượng của người dân xứ miệt vườn sông nước, những chiếc khăn quấn đầu, quàng cổ thấm đẫm nỗi cực nhọc và cả niềm hạnh phúc. Khăn rằn hay áo bà ba đều đi từ đời sống vào thơ ca, ra đồng ruộng, chiến trường,... và cả những món ăn cực kỳ hấp dẫn ví như món chè bà ba vậy. Khăn rằn là một biểu tưởng vô cùng đẹp đẽ trong văn hóa miền Cửu Long, vật phẩm thân thuộc với người dân trong đời sống hàng ngày từ già đến trẻ, từ người nông dân đến những người làm giấy bút. Và hơn cả, chiếc khăn rằn còn là niềm tự hào lớn của người dân Long Khánh, huyện Đồng Ngự (Đồng Tháp) với lịch sử nghề dệt choàng trên 100 năm tuổi. 

Ba-ma-Nam-Bo-2 (2)
Khăn rằn là biểu tượng của văn hóa miền Tây. (Ảnh: st)

Khăn rằn là biểu tượng của văn hóa miền Tây. (Ảnh: st)

Dệt choàng (khăn choàng) hay chính là dệt khăn rằn là làng nghề thủ công ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tính đến nay đã trên 100 năm tuổi. Nghề dệt choàng là kế sinh nhai của người dân Long Khánh và đã cùng bà con trên dải cù lao cố gắng vượt qua bao khó khăn để trở thành một trong những làng nghề tiểu thủ công nghiệp nổi bật nhất ở tỉnh Đồng Tháp. Theo như lời kể của các bậc cao niên nơi đây trước khi nghề dệt choàng ra đời thì bà con chủ yếu trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa, tuy nhiên sản phẩm vải dệt công nghiệp đã nhanh chóng làm chủ thị trường. Bà con dần từ bỏ tơ tằm để chuyển nghề làm các ngành kinh tế khác trang trải cuộc sống, trong đó có nghề dệt choàng với công lao đóng góp lớn nhất từ ông Nguyễn Văn Đúng và bà Lê Thị Muội. Kể từ đó chiếc khăn rằn đã có mặt và gắn bó trong đời sống bà con Long Khánh nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung từ những việc nhỏ nhất như đội đầu, quàng cổ, hay làm võng cho em bé ngủ,...

ImageHandler_006 (2)
Làng nghề dệt choàng hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. (Ảnh: st)

Làng nghề dệt choàng hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. (Ảnh: st)

Thuở sơ khai những chiếc khăn rằn chỉ có 2 màu là đen trắng hoặc nâu trắng được dệt chéo từng sợi tạo ra các ô vuông nhỏ, sau này công nghệ kỹ thuật phát triển hơn đã tạo ra nhiều cơ hội cho nghề dệt choàng. Đến nay làng nghề dệt Long Khánh có khoảng 60 hộ dân theo nghề trên 142 khung cửi và tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 300 lao động địa phương. Khi nền công nghiệp nước nhà được hiện đại hóa bà con chủ cơ sở cũng mạnh dạn đầu tư thêm máy móc giúp tăng thêm năng suất thành phẩm. Trung bình mỗi năm làng nghề cung cấp ra thị trường khoảng 2 triệu chiếc khăn rằn, bên cạnh đó còn có các sản phẩm đặc trưng như nón, áo dài, cà vạt,... thích hợp làm quà biếu, tặng nên hầu hết các mặt hàng đều được đặt với số lượng lớn để tặng phẩm trong các cuộc hội họp, chuyến thăm ngoài địa phương. 

langdetchoanglongkhanh4
Quá trình dệt khăn trải qua nhiều công đoạn. (Ảnh: Internet)

Quá trình dệt khăn trải qua nhiều công đoạn. (Ảnh: Internet)

Quá trình dệt khăn phải trải qua nhiều giai đoạn, trước kia khi chưa có máy móc, khăn choàng được sản xuất hoàn toàn thủ công bằng sức người nên số lượng không nhiều rất khó để thương mại xa. Công nghệ tân tiến đã đưa nghề dệt choàng sang bước ngoặt mới do máy móc hiện đại với quá trình sản xuất thuận tiện hơn, năng suất tăng lên nhiều hơn nên sản phẩm được đưa ra các tỉnh thành trong và ngoài vùng, đặc biệt còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Với lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm tuổi cùng sự phát triển của xã hội, nghề dệt choàng được thúc đẩy cả về số lượng, chất lượng sản phẩm đến mẫu mã, kiểu loại và các công dụng khác nhau.

vna_potal_nghe_det_choang_xa_long_khanh_a__di_san_van_hoa_phi_vat_the_quoc_gia_6731546
Làng nghề Long Khánh phát triển kết hợp cả sản phẩm thủ công và thúc đẩy du lịch. (Ảnh: Internet)

Làng nghề Long Khánh phát triển kết hợp cả sản phẩm thủ công và thúc đẩy du lịch. (Ảnh: Internet)

Trong thời cuộc Cách mạng 4.0, cùng với việc phát triển rộng các sản phẩm đặc trưng nghề dệt choàng, làng nghề Long Khánh đã kết hợp thúc đẩy du lịch bằng những chuyến tham quan cho du khách cả trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh du lịch địa phương cũng như các sản phẩm mang dấu ấn quê hương mình. Cũng vì thế UBND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện cần triển khai thực hiện hiệu quả công tác thanh kiểm tra hoạt động tham quan, sản xuất lại làng nghề nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Mộc An (T/H)  
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.