Nếp nhà

Nghỉ dịch dài ngày: "Cơ hội vàng" dạy con gắn kết tình thân gia đình

Thứ sáu, 30/07/2021, 17:13 PM

Với nhiều người việc con nghỉ dịch dài ngày đang gây ra những đảo lộn cuộc sống nhưng với nhiều phụ huynh đây lại là "cơ hội vàng" để giúp con phát triển bản thân và dạy con gắn kết tình thân gia đình.

Việc phải ở nhà phòng dịch trong khoảng thời gian dài, không được ra ngoài vui chơi dễ khiến trẻ ức chế tâm lý. Vì thế, để con phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tâm lý cha mẹ cần xây dựng thời gian biểu khoa học cho các em đặc biệt thông qua những hoạt động gắn kết cùng gia đình.

Giúp con vừa chơi vừa học các kỹ năng

Chị Nguyễn Thùy Trang (ngụ phường Hưng Thạnh, Cái Răng, TP. Cần Thơ) có hai bé nhỏ, chia sẻ: "Mỗi tối vợ chồng mình hay dành thời gian để chơi với con, lên kế hoạch các hoạt động, chuẩn bị vật liệu chơi cho con vào ngày hôm sau. Bên cạnh đó, mình cũng cho bé tự chơi một mình, như vẽ tranh, tô màu… để khuyến khích sự sáng tạo của các bé".

z2509110500783-b4e8125a3367e226683b3a5eb9e50a6a-17382663

Các bậc phụ huynh nên chựa lựa những trò chơi phát triển tư duy, để con có thể vừa chơi vừa phát triển được nhiều kỹ năng.

Còn chị Kiều Chinh (42 tuổi, ngụ quận Bình Thuỷ, Cần Thơ) mẹ của 2 con năm nay 14 tuổi và 8 tuổi thì cho hay: “Gia đình sắp xếp không gian tại nhà cho bé có thể vận động, vui chơi. Các con được mẹ khuyến khích để tự mình làm một bảng kế hoạch cho bản thân về việc ôn lại bài, xem ti vi bao nhiêu phút một ngày, hay chơi rubik, gấp giấy origami bao lâu… Để con không nhàm chán khi ở suốt trong nhà, chúng tôi thường làm bánh và hướng dẫn các con làm cùng, ai siêng làm việc nhà còn được trả công. Bên cạnh đó, tôi còn liệt kê một số kênh giải trí bổ ích để các con truy cập qua ti vi có kết nối mạng để học hỏi thêm, không sa đà vào các trang có nội dung không phù hợp.”

Chung chia sẻ, chị Đoàn Thị Dung (ngụ quận Ninh Kiều, Cần Thơ) có con nhỏ chuẩn bị vào lớp 2 cũng cho hay: "Thấy con ở nhà trong một khoảng thời gian dài như vậy rất nhàm chán, tôi đã đăng ký cho con học lớp toán trí tuệ tại một trung tâm. Do dịch bệnh nên trung tâm chỉ dạy online, mỗi tuần 3 buổi con sẽ được gặp cô và các bạn cùng trang lứa qua phần mềm zoom, sau buổi học con được giao làm bài tập từ giáo viên, nếu học chăm chỉ thì được thưởng. Tôi thấy con mình rất thích thú với lớp học này, nó giúp con tư duy hơn và có thêm bạn bè mặc dù chỉ ở nhà".

z2509110510366_31d8160d6844eeb561326a0acf114348-17385283

Ngoài thời gian cho con chơi những trò chơi mang tính sáng tạo, chị Chinh còn xây dựng thời biểu cho con ôn tập bài vở.

Đồng tình với cách làm của những phụ huynh nói trên, Chuyên gia tâm lý Ngô Thành Thuận – Hội KHHGĐ TP Cần Thơ cho rằng, trong mùa dịch phụ huynh nên hướng dẫn con với một thời gian biểu hợp lý khi ở nhà, chỉ cho con cách làm việc nhà, dọn dẹp góc học tập, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống khoa học, bảo đảm dinh dưỡng. Khi lên kế hoạch sinh hoạt cho trẻ trong mùa hè, việc kết hợp vui chơi và học kỹ năng cơ bản thường ngày là điều quan trọng để trẻ tự trải nghiệm và tự cảm nhận bản thân. Từ đó, trẻ sẽ thấy các hoạt động thường ngày ở nhà thu hút hơn, giúp trẻ giảm căng thẳng

"Cơ hội vàng" dạy con gắn kết tình thân gia đình

 Những ngày giãn cách, chị Phạm Nguyên (ngụ Ninh Kiều, Cần Thơ) lại bận rộn hơn thường ngày, do vừa chăm bé được 10 tháng tuổi vừa phải hoàn thành việc cơ quan. Nhưng điều chị thấy tự hào là bé lớn con chị đang học lớn 7 tỏ ra tháo vát phụ mẹ việc nhà và trông em.

Chị Nguyên chia sẻ: “Ngoài thời gian cho con tập đàn và học Tiếng Anh online, chị đã hướng con cùng tham gia các hoạt động gia đình như nấu ăn, trồng cây, tập thể dục… Thông qua những hoạt động này, trẻ được học thêm nhiều kỹ năng và biết sẻ chia, thấu hiểu. Chính vì thế, qua những hoạt động gắn kết gia đình, con chị hiểu nổi vất vả của mẹ nên khi mẹ bận rộn với công việc là bé tranh thủ giữ em hay rửa bát phụ mẹ.”

daytrelamviecnha-17391319

Thông qua những hoạt động gắn kết gia đình, trẻ sẽ học được cách chia sẻ, thấu hiểu.

Còn cách làm của chị Thu Thủy (ngụ quận Bình Thủy, Cần Thơ) được đánh giá hay và ý nghĩa khi chị đón bà ngoại lên ở cùng để gia đình có thời gian bên nhau, cho các con hiểu hơn sự gắn kết gia đình.

Mỗi ngày, con gái chị Thủy (8 tuổi, tên Bảo Ngọc) được bà ngoại chỉ dạy cho nhiều điều hay về lễ nghi, phép tắc, ngoại còn kể cho Ngọc nghe những câu chuyện xưa, lúc còn nhiều khó khăn để Ngọc thấy cuộc sống hiện tại của mình được đủ đầy thì phải biết trân trọng, yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, con gái chị được ngoại hướng dẫn cho những công việc gia đình như dọn dẹp, nấu cơm, cách chăm sóc bản thân khi không có cha mẹ bên cạnh… Nhiều ngày trôi qua, chị Thủy thấy hai bà cháu quấn quýt, hiểu nhau nhiều hơn và khoảng cách thế hệ từ đó được rút ngắn đi.

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Thành Thuận, nhiều trẻ em ở thành phố bị bỏ rơi nhiều kỹ năng cơ bản. Nếu quan sát, có thể thấy những đứa trẻ từng làm việc nhà, tham gia hỗ trợ công việc mưu sinh của gia đình, tham gia các hoạt động gia đình, cộng đồng nhỏ một cách tích cực thì sẽ có kỹ năng tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ chỉ biết học, chơi, được cha mẹ và người giúp việc cung phụng.

Dịch bệnh đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của cuộc sống thường ngày nhưng ở những khía cạnh nào đó, dịch bệnh là cơ hội để nhiều người tìm về giá trị gia đình, làm ấm thêm mái nhà và có thời gian gần gũi với con cái, bảo ban con nhiều hơn, những việc mà ngày thường bận rộn họ ít khi có đủ thời gian làm được.

Cùng với đó, những giá trị văn hóa truyền thống gia đình sự tôn trọng, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ… cũng vì thế sẽ được khơi dậy khi mà các con có thời gian để trò chuyện, tiếp xúc với ông bà nhiều hơn.

Tâm Y - Kim Thoại  
Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Ngày con rời vòng tay cha mẹ để sánh bước bên người khác, cha lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt trước vẻ bề ngoài cố tỏ ra mạnh mẽ để cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha đã từng yêu con.

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Thiêng liêng khoảnh khắc con gái chào đời

Khoảnh khắc con đến thế gian với niềm hy vọng của cha, tình yêu thương của mẹ khiến những người làm cha, làm mẹ nhớ mãi. Những rung cảm thiêng liêng đó đã được nhiều người cha gửi gắm thông qua cuộc thi viết "Cha và con gái".