Văn hóa

Người miền Tây vẽ chân dung Bác Hồ mang đậm bản sắc quê hương

Thứ sáu, 16/05/2025, 18:58 PM

(NSMT) - Với các chất liệu khác nhau vừa quen thuộc vừa là đặc trưng tiêu biểu của vùng đất Nam bộ như lá thốt nốt, lá chuối, mo cau, vỏ tràm, lá sen… được bàn tay của các nghệ nhân tài ba bằng sự đam mê và sáng tạo của mình đã thổi vào đó thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tấm lòng của những người con mảnh đất Nam Bộ đối với Bác Hồ kính yêu.

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật thể hiện những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm của Người đối với miền Nam và miền Nam đối với Người.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chất liệu khác nhau vừa quen thuộc vừa là đặc trưng tiêu biểu của vùng đất Nam bộ.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chất liệu khác nhau vừa quen thuộc vừa là đặc trưng tiêu biểu của vùng đất Nam bộ.

Các nghệ nhân tài ba bằng sự đam mê và sáng tạo của mình đã thổi vào đó thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tấm lòng của những người con mãnh đất Nam Bộ đối với Bác Hồ kính yêu.

Các nghệ nhân tài ba bằng sự đam mê và sáng tạo của mình đã thổi vào đó thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tấm lòng của những người con mãnh đất Nam Bộ đối với Bác Hồ kính yêu.

Đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh ĐBSCL khách tham quan sẽ được xem những tác phẩm chân dung về Bác Hồ với các chất liệu khác nhau vừa quen thuộc vừa là đặc trưng tiêu biểu của vùng đất miền Tây Nam bộ như dây điện thoại, lá thốt nốt, lá chuối, mo cau, vỏ tràm, lá sen… được bàn tay của các nghệ nhân tài ba bằng sự đam mê và sáng tạo của mình đã thổi vào đó thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tấm lòng của những người con ĐBSCL đối với Bác Hồ kính yêu.

Bức tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu với chủ đề “Hồ Chủ tịch với 3 cháu thiếu nhi Bắc - Trung - Nam”, được vẽ trong ngày 2/9/1947.

Bức tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu với chủ đề “Hồ Chủ tịch với 3 cháu thiếu nhi Bắc - Trung - Nam”, được vẽ trong ngày 2/9/1947.

Bức tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu (Bến Tre - mất năm 2002) có chủ đề “Hồ Chủ tịch với 3 cháu thiếu nhi Bắc - Trung - Nam”, được vẽ trong ngày 2/9/1947 với dòng máu lấy từ cánh tay của mình trên tấm lụa. Một món quà ý nghĩa thể hiện tấm lòng của những người con Nam Bộ nói chung và của văn nghệ sĩ Nam bộ nói riêng đối với Bác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng mực nho trên lá Chuối, Mo Cau của nghệ nhân Đặng Mộng Tường (Nhạn Trắng).

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng mực nho trên lá Chuối, Mo Cau của nghệ nhân Đặng Mộng Tường (Nhạn Trắng).

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng mực nho trên lá chuối, mo cau của nghệ nhân Đặng Mộng Tường (Nhạn Trắng). Ông là người đầu tiên nghiên cứu vẽ tranh trên nền lá chuối và mo cau với chủ đề chính là “Sen và Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Hơn 20 năm kể từ khi có ý tưởng vẽ tranh trên lá chuối, mo cau, nghệ nhân Nhạn Trắng đã cho ra đời hơn 1000 tác phẩm và được công chúng đón nhận.

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền lá Thốt Nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vẽ năm 2018.

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền lá Thốt Nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vẽ năm 2018.

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền lá Thốt Nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng. Cây thốt nốt mọc phổ biến tại An Giang, gắn liền với các sản vật của đồng bào dân tộc Khmer. Nghệ nhân Võ Văn Tạng ở huyện Thoại Sơn - An Giang, với lòng đam mê môn nghệ thuật, ông quyết định dùng chất liệu lá thốt nốt làm nền cho tranh. Khi phác thảo tranh và vẽ lên nền lá thốt nốt ông phải dùng bút lửa (đó là que hàn bằng điện). Cho đến nay, nghệ nhân đã có hơn 20.000 tác phẩm trong đó chiếm phần lớn là chủ đề về Bác Hồ và Bác Tôn. Ông được ghi vào kỷ lục Guiness Việt Nam với bức Di chúc Bác Hồ lớn nhất Việt Nam và kỷ lục là “Người làm tranh bằng lá thốt nốt nhiều nhất Việt Nam (năm 2010)”. Tranh chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng còn mang ý nghĩa là tấm lòng của người dân An Giang đối với Bác Hồ kính yêu.

Tranh gói vải (gói lụa) chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của nghệ nhân Hồ Văn Tai ở Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp thực hiện tháng 9 năm 2018.

Tranh gói vải (gói lụa) chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của nghệ nhân Hồ Văn Tai ở Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp thực hiện tháng 9 năm 2018.

Tranh gói vải (gói lụa) chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của nghệ nhân Hồ Văn Tai ở Châu Thành - Đồng Tháp thực hiện tháng 9 năm 2018. Nghệ nhân Hồ Văn Tai được biết đến là nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh hình nổi trên lụa hay còn gọi là tranh gói vải từng nổi danh một thời khắp vùng Nam Bộ những năm trước giải phóng. Trong cuộc đời sáng tác, nghệ nhân Hồ Văn Tai đã tạo ra hơn 3.000 bức tranh chân dung, trong đó có nhiều tranh chân dung danh nhân như: Bác Hồ, Bác Tôn, Nguyễn Trung Trực, Lênin...

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng gạo.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng gạo.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng gạo. Để thể hiện tấm lòng kính yêu của nhân dân tỉnh Tiền Giang đối với Bác, Nghệ nhân Ngô Văn Nhớ đã tìm tòi, nghiên cứu từ những sản vật trên mảnh đất quê hương Chợ Gạo như hạt gạo, đậu, mè... để làm ra tác phẩm chân dung của Người.

Tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng lá Sen do Nghệ nhân Lê Văn Bảy, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện năm 2020.

Tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng lá Sen do Nghệ nhân Lê Văn Bảy, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện năm 2020.

Empty
Tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng vỏ Tràm do Nghệ nhân Lê Văn Bảy, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện năm 2020.

Tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng vỏ Tràm do Nghệ nhân Lê Văn Bảy, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện năm 2020.

Với chất liệu rất phổ biến và mộc mạc của vùng Đồng Tháp là lá sen, vỏ tràm, qua bàn tay tài hoa nghệ nhân Bảy Nghĩa đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật sống động đầy ấn tượng mang dấu ấn quê hương. Nét độc đáo của tranh là không dùng sơn màu, mà chỉ dựa vào những họa tiết tự nhiên cùng những tông màu vốn có như: Nâu đen, nâu, vàng, vàng nhạt, ngà… để tạo ra một bức tranh hoàn thiện. Tác phẩm nào cũng ngời sáng lên hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc, thể hiện lòng kính yêu sâu sắc của những người con Nam bộ đối với Người.

Tranh chân dung Bác Hồ với chất liệu dây điện thoại do họa sĩ Đỗ Năm thực hiện bằng cách ghép các đoạn dây điện thoại.

Tranh chân dung Bác Hồ với chất liệu dây điện thoại do họa sĩ Đỗ Năm thực hiện bằng cách ghép các đoạn dây điện thoại.

Tranh chân dung Bác Hồ với chất liệu dây điện thoại do họa sĩ Đỗ Năm thực hiện bằng cách ghép các đoạn dây điện thoại. Chất liệu này, theo ông, rất bền màu, song hơi khó thể hiện vì chỉ có chín màu. Những sợi dây điện dài được cắt ra từng đoạn nhỏ, kích thước bằng hạt gạo. Sau đó, những đoạn dây điện này được ghép lại thành chân dung Bác Hồ và được phủ một lớp keo để giữ đoạn dây dính chặt lại. Tranh làm từ dây điện rất bền màu, lưu giữ được lâu và không bị mốc. Bức tranh về Bác Hồ làm bằng dây điện đầu tiên được họa sĩ Đỗ Năm thực hiện vào năm 1988 với chủ đề là “Bác Hồ nghe điện thoại”.

Tranh sơn dầu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nữ du kích Đỗ Thúy Phượng, Ô Môn, Cần Thơ vẽ năm 1966.

Tranh sơn dầu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nữ du kích Đỗ Thúy Phượng, Ô Môn, Cần Thơ vẽ năm 1966.

Tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá granit Bảy Núi xay của thầy giáo Võ Hoàng Nam, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang thực hiện năm 2010.

Tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá granit Bảy Núi xay của thầy giáo Võ Hoàng Nam, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang thực hiện năm 2010.

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng mực nho trên mo cau của Nghệ nhân Đặng Mộng Tường (Nhạn Trắng) tỉnh Trà Vinh vẽ năm 2017.

Tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng mực nho trên mo cau của Nghệ nhân Đặng Mộng Tường (Nhạn Trắng) tỉnh Trà Vinh vẽ năm 2017.

---> Trường Đại học Nam Cần Thơ và UBND TP Cần Thơ ký kết ghi nhớ hợp tác phát triển

Trung Phạm  
Ngày hội Giấc Mơ Lọ Lem sắp đến với Cần Thơ

Ngày hội Giấc Mơ Lọ Lem sắp đến với Cần Thơ

Nối dài hành trình lan tỏa yêu thương, ngày hội Giấc Mơ Lọ Lem sẽ đến với TP.Cần Thơ vào ngày 10/5. Chương trình hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ý nghĩa cho bé và nhiều khoảnh khắc chạm đến trái tim.

Lễ hội đường phố tỉnh Vĩnh Long – Sắc màu văn hóa, niềm tự hào dân tộc

Lễ hội đường phố tỉnh Vĩnh Long – Sắc màu văn hóa, niềm tự hào dân tộc

(NSMT) - Tối 1/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ hội đường phố lần thứ I với chủ đề “Vĩnh Long - Sắc màu hội tụ - Khát vọng vươn xa”. Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật đa sắc màu nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2025.

Sôi nổi các hoạt động hấp dẫn tại Tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long

Sôi nổi các hoạt động hấp dẫn tại Tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long

(NSMT) - Tuần lễ "Văn hóa, thể thao, du lịch" lần thứ 1 năm 2025 được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 139 năm ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2025). Góp phần hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 và hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch trong năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động.

Cần Thơ: Trường Tiểu học Võ Trường Toản tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

Cần Thơ: Trường Tiểu học Võ Trường Toản tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

(NSMT) - Hòa trong không khí hào hùng và trang trọng của những ngày tháng Tư lịch sử, thầy và trò trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, giàu ý nghĩa nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức hội thi Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp

Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức hội thi Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp

(NSMT) - Ngày 29.4, Ủy ban nhân dân phường Thới Bình phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ phường tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi “Trang trí tuyến hẻm, treo cờ Tổ quốc đẹp”. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Quốc tế lao động 1/5.

Giới trẻ Cần Thơ hưởng ứng đại lễ qua những bộ trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc

Giới trẻ Cần Thơ hưởng ứng đại lễ qua những bộ trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc

(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những gương mặt từng đạt giải "Nét đẹp áo bà ba xưa và nay" đã cùng hội ngộ, thực hiện bộ ảnh đặc biệt ý nghĩa này thông qua những bộ trang phục truyền thống của dân tộc.